vĐồng tin tức tài chính 365

Trẻ nói nhảm, tắm liên tục... sau khi người thân mất do COVID-19

2021-11-14 03:16

Dịch COVID-19 không chỉ ảnh hưởng đến người lớn mà còn trẻ em, đặc biệt trẻ em là F0 phải đi cách ly, xa cha mẹ, hoặc có người thân không may tử vong.

Các hậu quả sức khoẻ tâm thần đối với trẻ em

Theo thống kê, TP.HCM đã có hơn 1.500 trẻ mồ côi do cha mẹ tử vong vì dịch COVID-19 và có thể con số này còn tiếp tục tăng lên. Khoa tâm lý Bệnh viện (BV) Nhi đồng 2 thời gian gần đây ghi nhận nhiều trường hợp trẻ mồ côi có vấn đề tâm lý sau khi cha mẹ mất đột ngột. Trẻ thăm khám với những rối loạn về mặt cảm xúc và hành vi như u sầu, khóc vô cớ, giảm giao tiếp, bồn chồn, ngồi không yên, nói nhảm, hoảng loạn, gặp ác mộng... Trẻ có biểu hiện rối loạn ám ảnh cưỡng chế với biểu hiện rửa tay và tắm liên tục, đi tới đi lui, bồn chồn… Có trẻ bị rối loạn ám ảnh sợ với biểu hiện như sợ dơ, sợ lây bệnh, sợ nói chuyện…

Để sớm phát hiện và có những sự chia sẻ, chăm sóc các bé kịp thời, chuyên gia tâm lý ThS Mai Thị Nguyệt - Khoa Tâm lý BV Nhi Đồng 2 đã có những lưu ý sau đây.

Theo ThS Mai Thị Nguyệt, trẻ em trong đại dịch phải đối diện với thực tế giãn cách, xa cách vì cha mẹ phải làm việc tại chỗ, lo lắng của cha mẹ mỗi ngày về dịch bệnh và những thông tin khác nhau về dịch COVID-19… Điều này có thể gây ám ảnh, sợ hãi làm xáo trộn tâm lý, cảm xúc hành vi của trẻ.

Khi đột ngột mất đi cha mẹ và người thân, trẻ sẽ ở trạng thái hoảng sợ, trốn tránh, không chấp nhận… Nếu không được nâng đỡ hỗ trợ kịp thời, trẻ sẽ rơi vào tình trạng sững sờ phân ly, hoảng loạn hoặc đôi khi là lầm lì ít nói, có trẻ thoái lùi và mất ý thức tạm thời gây ra việc mất kiểm soát về cảm xúc và hành vi. Chẳng hạn, trẻ nói nhiều nhưng vô nghĩa đôi khi mất ngôn ngữ tạm thời, hành vi lặp đi lặp lại, khóc nhiều hoặc không thể khóc được, trẻ tránh né, bỏ ăn và thu mình lại, luôn phòng vệ trốn tránh mọi người.

Trẻ nói nhảm, tắm liên tục... sau khi người thân mất do COVID-19 - ảnh 1
Trẻ em là đối tượng cần đặc biệt quan tâm tâm lý trong đại dịch COVID-19. Ảnh: BVNĐ2

Làm gì để giảm thiểu 'nỗi đau' cho trẻ 

Theo các chuyên gia tâm lý, để xoa dịu những tổn thương và mất mát cho trẻ, cần giúp trẻ thỏa mãn 5 nhu cầu cơ bản.

Cụ thể, đảm bảo về vật chất hàng ngày như ăn, ở, không khí, giấc ngủ…(nhu cầu sinh lý). Trẻ cần được bảo vệ, đảm bảo môi trường an ninh an toàn trong gia đình,... (nhu cầu được an toàn). Trẻ cần được giao lưu tình cảm, nhất là khi trẻ đã mất đi cha mẹ, nhưng nhu cầu cần trao và nhận yêu thương vẫn ở đó, vì vậy sự quan tâm trò chuyện của mọi người sẽ giúp trẻ vơi đi phần nào cô đơn và lo lắng hiện thời (nhu cầu xã hội).

Trẻ em khi mất đi cha mẹ sẽ cảm thấy chới với, chênh vênh và mất hết hứng thú, vì vậy khi nhận được sự quan tâm, tôn trọng của những người xung quanh sẽ giúp trẻ mạnh mẽ, tự tin hơn giúp trẻ có thể đương đầu và vượt qua đau buồn (nhu cầu được tôn trọng). Trẻ cần được hỗ trợ trong môi trường học tập và kết nối bạn bè, nâng cao giá trị để trẻ có cơ hội thể hiện mong ước của mình (nhu cầu được thể hiện bản thân).

Theo ThS Mai Thị Nguyệt, Khoa Tâm lý BV Nhi Đồng 2, trẻ ở mỗi độ tuổi khác nhau có thể có những biểu hiện rối loạn tâm lý khác nhau. Đối với trẻ nhỏ tuổi mẫu giáo và trẻ cấp 1, trẻ có vẻ hiếu động, nói nhiều nhưng không đúng mục đích cần nói, hoặc trẻ lầm lì ít nói, đôi khi mất hẳn ngôn ngữ. Bên cạnh đó, trẻ có thể có tính khí thất thường, ngại tiếp xúc với người khác, dễ kích động, la hét. Trẻ quấy khóc, mất ngủ hoặc ngủ không ngon hoặc bám dính người lớn không rời, biếng ăn hoặc bỏ ăn.

Ở trẻ từ 12 đến 15 tuổi, trẻ có thể than vãn đau đầu, chóng mặt, đau bụng, mỏi tay chân, khó ngủ hay mất ngủ, tim đập nhanh,…Trước đây, trẻ học tốt nhưng nay sa sút, kém tập trung, khó hoàn thành công việc. Trẻ thờ ơ với công việc hàng ngày, có vẻ đãng trí, giảm hay mất sự khôi hài trong giao tiếp. Trẻ có hành vi lặp đi lặp lại, dễ cáu gắt, chống đối. Trẻ bị mất ngủ, gặp ác mộng, hoặc ngủ vùi, thiếu tự tin, thu mình, sợ sệt, khóc nhiều.

“Trước những cú sốc tâm lý, thường trẻ hay thu mình, ngại giao tiếp, đặc biệt với người lạ. Do đó, cần khơi gợi cảm xúc cho trẻ thông qua các trò chơi, vận động  phù hợp từng độ tuổi, ưu tiên những hoạt động trước đây trẻ yêu thích. Luôn lắng nghe, tôn trọng, đồng cảm, nâng đỡ tinh thần vô điều kiện nhằm tạo điều kiện cho trẻ và chấp nhận tất cả những cảm xúc và hành vi khó chịu của trẻ, giúp trẻ cảm thấy an toàn khi ở bên người bảo hộ.

Bên cạnh đó, giúp trẻ gửi trao và trải nghiệm yêu thương từ những người xung quanh. Luôn đồng hành, thấu cảm giúp trẻ giải quyết những nhu cầu cơ bản như: Ăn ở, an toàn, trao đổi cảm xúc, thể hiện tình cảm bản thân với bạn bè người chăm sóc. Dần dần giúp trẻ đối diện với sự thật, đương đầu và vượt qua sợ hãi thông qua việc phân tích và tự nhận thức vấn đề mất mát người thân của trẻ” – ThS Mai Thị Nguyệt nêu giải pháp.

 

Xem thêm: lmth.2777201-91divoc-od-tam-naht-iougn-ihk-uas-cut-neil-mat-mahn-ion-ert/eohk-cus/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Trẻ nói nhảm, tắm liên tục... sau khi người thân mất do COVID-19”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools