Rachel Benyola bên chiếc mũ bảo hiểm Kova - Ảnh: RACHEL BENYOLA
Năm năm trước, Rachel Benyola thành lập Công ty Kova by AnneeLondo sản xuất mũ bảo hiểm có thể đóng gói và tiện lợi khi sử dụng, được gấp theo phong cách xếp giấy origami của Nhật.
Cô nộp bằng sáng chế cho chiếc mũ, huy động được khoảng 500.000 USD tiền tài trợ từ các nhà đầu tư, sau đó lọt vào danh sách "Forbes 30 Under 30" vào năm 2017. Đó là chuỗi ngày hoàng kim của cô.
Tuy nhiên, làm một chiếc mũ bảo hiểm xe đạp không dễ. Sản phẩm cần được chứng nhận an toàn trong mọi điều kiện thời tiết, sau đó mới được sản xuất trên quy mô lớn. Rachel dồn mọi thứ mình có vào công ty, trả nợ bằng thẻ tín dụng và thậm chí bán bớt vật dụng cá nhân để huy động tiền mặt.
Khi tiếp tục lọt vào danh sách Forbes 30 Under 30 trong lĩnh vực sản xuất, Rachel thực chất đã gặp khó khăn nghiêm trọng.
Mùa đông năm 2019, cô bắt đầu chào hàng các nhà đầu tư ở New York, Los Angeles, San Francisco và Portland. Một số người quan tâm, nhưng mọi việc thay đổi khi dịch bệnh ập đến vào đầu năm 2020.
Trong hai tuần, Rachel nhận được các cuộc điện thoại hoặc email từ các quỹ này nói rằng họ ngừng đầu tư vào bất kỳ thứ gì mới trong tương lai gần.
Cuối tháng 3, cô và bạn trai bị nhiễm COVID-19. Trong những tháng ngày mắc kẹt ở nhà do dịch bệnh và giãn cách xã hội, Rachel buộc phải đưa ra quyết định khó khăn về việc liệu cô có nên tiếp tục theo đuổi dự án kinh doanh.
Cô trò chuyện với những người mình gặp tại các sự kiện khởi nghiệp. Một người nói với Rachel, anh ta đang sống trong ôtô của mình, người khác sống nhờ bạn mình, còn bản thân Rachel không có tiền hay bảo hiểm y tế.
Vài tháng sau, Rachel trao đổi với các nhà đầu tư, giải thể công ty và bán hết tài sản. Tiền mặt giúp trang trải một số khoản nợ và thanh toán một số chi phí.
"Văn hóa khởi nghiệp đôi khi rất tích cực, nhưng đằng sau đó lại là sự độc hại. Ai cũng nói đừng bỏ cuộc, hãy tiếp tục đi. Đây chính là điều nguy hiểm", người phụ nữ 33 tuổi trải lòng.
Hiện nay, Rachel đã lấy bằng thạc sĩ tâm lý học lâm sàng tại Chestnut Hill College. Cô làm công việc huấn luyện điều hành, làm việc với các cá nhân và công ty khởi nghiệp, đồng thời giúp họ học hỏi kinh nghiệm của mình. Rachel ấp ủ mong muốn hỗ trợ về tinh thần cho những người khởi nghiệp.
"Tôi bắt đầu thoát ra khỏi vỏ bọc của mình, làm việc với các công ty khởi nghiệp, quỹ mạo hiểm và vườn ươm để tìm ra cách chúng tôi mang lại sức khỏe cho cộng đồng này", cô nói.
TTO - Tháng 9-2020, giữa lúc nền kinh tế thế giới suy thoái nặng nề, Lê Hoàng Uyên Vy (thường gọi Vy Lê) đã quyết định thành lập Do Ventures - một quỹ đầu tư mạo hiểm hỗ trợ gọi vốn cho các startup.
Xem thêm: mth.98732419051111202-couc-ob-ad-iougn-auc-neyuhc-uac-peihgn-iohk/nv.ertiout