vĐồng tin tức tài chính 365

Chứng khoán Mỹ biến động dè dặt khi nhà đầu tư đợi thêm tín hiệu về lạm phát

2021-11-16 08:11

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 13 điểm, tức là chỉ 0,04%. S&P 500 đóng cửa tại tham chiếu. Nasdaq Composite cũng chỉ giảm 0,04%.

Theo CNBC, lợi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm vượt ngưỡng 1,6% và kỳ hạn 30 năm chạm mốc 2%. Giá cổ phiếu công nghệ thường đi xuống khi lợi suất tăng.

Tesla sụt tiếp 1,9% sau khi mất 15,4% trong tuần trước và ghi nhận tuần tiêu cực nhất kể từ đợt bán tháo tháng 3/2020. Trong một tuần CEO Elon Musk đã bán gần 7 tỷ USD cổ phiếu Tesla để hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Cổ phiếu hãng sản xuất chip Nvidia cũng mất 1,2% trước khi công ty này thông báo kết quả kinh doanh quý III. Tuần trước, công ty chứng khoán Wedbush Securitites hạ bậc khuyến nghị Nividia từ "Vượt trội" xuống "Trung lập".

Chứng khoán Mỹ biến động dè dặt khi nhà đầu tư đợi thêm tín hiệu về lạm phát - Ảnh 1.

Ông Charlie Ripley, Chuyên gia chiến lược thị trường cấp cao tại Allianz Investment Management nhận định: "Diễn biến giá trên thị trường trái phiếu ngày hôm nay cho thấy câu chuyện lạm phát thay đổi nhanh như thế nào. Tuy Cục Dự trữ Liên bang (Fed) vẫn chưa chỉ rõ chính sách tương lai sẽ ra sao nhưng thị trường tiếp tục điều chỉnh theo dự báo về quyết định của Fed".

Sự chú ý của nhà đầu tư tuần này sẽ đổ dồn về báo cáo tài chính của các nhà bán lẻ lớn. Cổ phiếu Target tăng 1,6% còn Lowe's giảm 0,5%. Cả hai chuỗi siêu thị này sẽ công bố kết quả kinh doanh vào thứ Tư (17/11).

Hai đại gia Walmart và Home Depot sẽ thông báo lợi nhuận vào ngày thứ Ba (16/11). Phiên đầu tuần 15/11, cả hai cổ phiếu đều đóng cửa trong sắc đỏ.

CNBC dẫn lời ông Art Hogan, Giám đốc chiến lược thị trường tại công ty chứng khoán National Securities nhận xét: "Walmart là một thước đo quan trọng về tình hình chi tiêu của người tiêu dùng. Biên lợi nhuận của Walmart là con số rất đáng chú ý".

Chứng khoán Mỹ biến động dè dặt khi nhà đầu tư đợi thêm tín hiệu về lạm phát - Ảnh 2.

Kết quả kinh doanh của ngành bán lẻ sẽ cho thấy sức mua của người dân thay đổi ra sao trong môi trường lạm phát liên tục tăng cao. Chi phí đầu vào tăng do thiếu hụt lao động và ách tắc chuỗi cung ứng đã buộc nhiều công ty phải nâng giá bán sản phẩm, nếu không biên lợi nhuận sẽ bị thu hẹp.

Khảo sát của Đại học Michigan cho thấy chỉ số niềm tin người tiêu dùng đầu tháng 11 giảm xuống còn 66,8 điểm, mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Lạm phát là một trong những lo ngại chính của người dân.

Khoảng 1/4 số người tham gia khảo sát cho biết mức sống đã giảm đi vì lạm phát. Một nửa số gia đình dự báo thu nhập thực (sau khi điều chỉnh cho lạm phát) sẽ đi xuống trong năm tới.

Chứng khoán Mỹ biến động dè dặt khi nhà đầu tư đợi thêm tín hiệu về lạm phát - Ảnh 3.

Niềm tin người tiêu dùng xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2011.

Tháng 10 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tại Mỹ tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng cao nhất trong hơn 30 năm qua.

Xem thêm: mth.42975517061111202-tahp-mal-ev-ueih-nit-meht-iod-ut-uad-ahn-ihk-tad-ed-gnod-neib-ym-naohk-gnuhc/nv.zibmanteiv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chứng khoán Mỹ biến động dè dặt khi nhà đầu tư đợi thêm tín hiệu về lạm phát”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools