Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã đưa ra tuyên bố trên. Theo bà Raimondo, Mỹ sẽ hướng tới một khuôn khổ kinh tế "có thể còn mạnh mẽ hơn so với hiệp định thương mại tự do truyền thống", trong khi nhắc lại quan điểm của chính quyền Tổng thống Biden rằng Mỹ không tham gia CPTPP vào thời điểm này.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo (Ảnh: CNN)
Bộ trưởng Thương mại Mỹ nhấn mạnh Washington sẽ mở cửa cho một khuôn khổ hợp tác với Nhật Bản và các quốc gia thân thiện khác trên nhiều lĩnh vực như công nghệ kỹ thuật số và chuỗi cung ứng.
Trước đó, tại Hội nghị cấp cao Đông Á được tổ chức hồi cuối tháng 10, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã công bố kế hoạch cho một khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
"Chúng tôi trông chờ ký kết thỏa thuận với các nền kinh tế trong khu vực. Đây sẽ là một khuôn khổ hợp tác kinh tế vững mạnh", bà Raimondo nói.
Dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, Mỹ đã tham gia đàm phán về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Sau đó, Mỹ rút khỏi hiệp định này trong nhiệm kỳ cựu Tổng thống Donald Trump.
Thay thế TPP là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) gồm 11 nước thành viên: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Các nước CPTPP chiếm 13,5% GDP toàn cầu với tổng kim ngạch thương mại hơn 10.000 tỷ USD.
Hiệp định CPTPP được ký ngày 8/3/2018 tại Chile, chính thức có hiệu lực từ 30/12/2018 với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm: Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia. Với Việt Nam, hiệp định có hiệu lực từ 14/1/2019.
VTV.vn - 8 tháng qua, Việt Nam liên tục duy trì mức suất xiêu 1,44 tỷ USD sang 6 quốc gia đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.34071304161111202-pptpc-aig-maht-gnohk-es-ym/et-hnik/nv.vtv