Ghi nhận của phóng viên vào chiều 16/11, tại các địa bàn như: Đống Đa, Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai… không khí trở nên mù mịt, ngột ngạt khác hẳn ngày thường.
Chị Nguyễn Thị Kiều (26 tuổi, trú Trần Phú, Hà Đông) cho biết: "Từ sáng tôi thấy không khí mù mịt, rất khó chịu. Lúc đầu còn tưởng là sương nhưng về sau mới biết là do ô nhiễm. Từ toà nhà tôi ở tầng 8 không còn nhìn rõ các ngôi nhà xung quanh".
Ảnh ghi nhận tại khu vực phường Mộ Lao (Hà Đông)
Tương tự, chị Nguyễn Thị Mai (phố Tây Sơn, Đống Đa) cho hay, càng về chiều không khí càng mù mịt, khó chịu. Chị phải nhanh chóng di chuyển về nhà, đóng kín cửa để tránh ô nhiễm.
Theo Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội), chất lượng không khí tại nhiều khu vực ở Hà Nội chuyển biến. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) cao nhất đo được đến thời điểm hơn 13h tại khu vực Kim Liên (quận Đống Đa) ở mức 186 và có xu hướng tăng cao lên mức nguy hại.
Ảnh ghi nhận tại khu vực phường Vĩnh Tuy, quận Hoàng Mai
Trong khoảng thời gian từ 11h đến 13h30, có 5/9 khu vực chỉ số AQI màu đỏ - mức xấu; các khu vực còn lại màu cam - mức kém. Trong đó, những khu vực có chỉ số AQI ở mức xấu, gây hại cho sức khỏe là: Kim Liên 186, Thành Công 178, Mỹ Đình 167, Phạm Văn Đồng 162 và Chi cục Bảo vệ môi trường là 152.
Nguyên nhân dẫn đến chất lượng không khí ở Hà Nội suy giảm mạnh trong 2 ngày qua chủ yếu do khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông, công trình xây dựng, sản xuất tại các làng nghề... không khuếch tán được mà bị đẩy xuống thấp, kết hợp sương mù làm gia tăng ô nhiễm không khí.
Ảnh ghi nhận tại phố Khâm Thiên (Đống Đa)
Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội cho biết, khi chất lượng không khí ở mức xấu, nhóm người nhạy cảm sẽ bị ảnh hưởng tới sức khỏe nên tránh hoạt động ngoài trời.
Chi cục Bảo vệ môi trường khuyến cáo, người dân nên thường xuyên theo dõi và cập nhật tình hình chất lượng không khí tại các trang công bố chất lượng không khí của cơ quan nhà nước, để biết được mức độ ảnh hưởng và có các biện pháp phòng, chống kịp thời (Ảnh tại đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân)
Ảnh ghi nhận tại cầu vượt ngã tư Chùa Bộc (Đống Đa)
Đường Nguyễn Trãi hướng lên ngã Tư Sở
Phố Chùa Bộc
Ngã tư Xã Đàn - Ô Chợ Dừa
Cầu Khương Đình (Thanh Xuân)
Sông Tô Lịch đoạn gần Ngã Tư Sở (quận Thanh Xuân)
Phố Tây Sơn (Đống Đa)
Không khí ngột ngạt khiến người đi đường khó chịu
Khói bụi mù mịt khiến tầm nhìn bị hạn chế
Cơ quan chức năng khuyến cáo, nếu cần thiết phải ra ngoài, người dân cần đeo khẩu trang đạt tiêu chuẩn. Nhóm người bình thường nên giảm các hoạt động mạnh ngoài trời, tránh tập thể dục kéo dài...
Bên cạnh đó, người dân không đốt rác, chất thải nơi công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân... để tránh gây ô nhiễm không khí. Đặc biệt, tại khu vực ngoại thành, người dân cần áp dụng các biện pháp an toàn để xử lý rơm rạ, nghiêm cấm hành vi đốt rơm rạ không đúng quy định
Đặng Thủy
Doanh nghiệp và tiếp thị