Hình ảnh mưa sao băng Leonid năm 1999 do NASA ghi lại - Ảnh: NASA
Bóng của Trái đất sẽ che 97% mặt trăng tròn, chặn hầu hết ánh sáng của mặt trời và nhuộm mặt trăng thành màu đỏ sẫm, gỉ sét, theo mô tả từ Đài quan sát Holcomb tại Đại học Butler, bang Indiana (Mỹ).
NASA dự báo đợt nguyệt thực này sẽ kéo dài khoảng 3 giờ 28 phút 23 giây. Nguyệt thực mang tên Micro Beaver, vì xảy ra trước mùa bẫy hải ly và tại thời điểm mặt trăng ở xa Trái đất nhất.
Nguyệt thực này sẽ bắt đầu vào ngày 19-11, khoảng 2h19 sáng giờ miền Đông nước Mỹ (EST), tức 14h19 giờ Việt Nam, kết thúc lúc 5h47 sáng (giờ EST), tức 17h47 (giờ Việt Nam), đạt mức tối đa vào khoảng 4h sáng giờ EST, tức 16h chiều, giờ Việt Nam.
Việt Nam chỉ nằm ở khu vực "rìa" của vùng có thể quan sát nguyệt thực. Do đó, ngày 19-11, từ Việt Nam sẽ trông thấy hiện tượng này từ khi trăng mọc, lúc 17h26 phút, đạt cực đại vào lúc 17h32 và kết thúc lúc 17h47 phút (giờ Việt Nam).
Nếu không thể tận mắt chứng kiến, bạn có thể xem trực tiếp nguyệt thực vào ngày 19-11 trên trang web LiveScience lúc 2h sáng (giờ EST), tức 14h (giờ Việt Nam).
Ngoài ra, trong ngày 18-11, vào khoảng 0h - 5h30 sáng 18-11, giờ miền Đông nước Mỹ EST (tức từ 12 h - 17h 30 giờ Việt Nam) cực điểm trận mưa sao băng Leonid cũng diễn ra.
Trong năm 2021, mưa sao băng Leonid xảy ra trong khoảng thời gian ngày 6 -ngày 30-11.
Theo báo USA Today, trận mưa sao băng Leonid liên quan đến sao chổi 55P/Tempel - Tuttle và có thể nhìn thấy trên khắp bầu trời.
Được gọi là "sao băng", thực chất đó là bụi sao chổi còn sót lại, là những hạt bụi và mảnh vụn có kích thước bằng hạt đậu, bị vỡ vụn ra khỏi sao chổi Tempel-Tuttle và bốc cháy khi chúng va vào bầu khí quyển của Trái đất.
Sao chổi 55P/Tempel - Tuttle thường mất 33 năm để hoàn thành một quỹ đạo xung quanh Mặt trời. Cứ sau 33 năm, khi 55P/Tempel - Tuttle ở gần Trái đất hơn, những người yêu thiên văn có thể ngắm "bão sao băng" Leonids.
Sao băng Leonid cũng di chuyển rất nhanh với tốc độ 70 km/giây, được coi là một trong những thiên thạch nhanh nhất hiện có, NASA cho biết.
Trang tin khoa học và tự nhiên EarthSky cho biết trận mưa sao băng lớn nhất từng xảy ra là trận bão sao băng Leonids năm 1833, mỗi giờ có tới 100.000 sao băng.
Trong năm 2021, sau Leonids sẽ còn 2 trận mưa sao băng lớn khác là Geminids đạt cực đại vào ngày 14 và 15-12 và Ursids đạt cực đại vào ngày 21 và 22-12.
TTO - Hiện tượng nguyệt thực toàn phần đầu tiên và duy nhất trong năm 2015 diễn ra vào chiều tối 4-4, và những người yêu thiên văn ở Việt Nam có thể quan sát hiện tượng này.
Xem thêm: mth.10582721181111202-auq-man-085-gnort-tahn-iad-cuht-teyugn-oc-11-91-yagn/nv.ertiout