vĐồng tin tức tài chính 365

Tiếp sức cho doanh nghiệp đang phục hồi, bứt phá "tăng tốc" sản xuất

2021-11-18 17:24

Cần nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp khôi phục sản xuất, phát triển bền vững trong bối cảnh dịch COVID-19 có thể diễn biến khó lường.

Gấp rút sản xuất để kịp đơn hàng xuất khẩu

Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam, từ tháng 10.2021, các doanh nghiệp đã tập trung bắt tay vào sản xuất để kịp đơn hàng xuất khẩu. Đến thời điểm hiện tại, phần lớn các doanh nghiệp dệt may đều đã có đơn hàng đến hết quý I/2022 và tiếp tục đàm phán, ký hợp đồng cho những tháng tiếp theo, đồng thời phấn đấu đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu hàng hóa nhằm hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Ông Bạch Thanh Long - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 - chia sẻ: Hiện doanh nghiệp có rất nhiều nguồn hàng và đang tập trung tăng tốc sản xuất các đơn hàng xuất khẩu. Để kịp các đơn hàng, doanh nghiệp huy động người lao động làm thêm giờ, ứng dụng các giải pháp, công nghệ để tăng năng suất lao động trong những tháng cuối năm.

Hiện tại, doanh nghiệp đang triển khai đầu tư 3 dự án may ở Thái Bình, Thanh Hóa và Quảng Bình, hiện 2 dự án đã xây dựng xong, đang trong quá trình tuyển dụng lao động để đi vào sản xuất.

Cùng với nhiều ngành khác, các ngành thủy sản, đồ gỗ cũng đang khôi phục sản xuất mạnh mẽ để kịp các đơn hàng xuất khẩu. Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest), dự báo trong 2 tháng cuối năm, tình hình xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ sẽ khả quan hơn, do nhiều doanh nghiệp đã có đủ đơn hàng đến hết năm, thậm chí đến hết quý I/2022. Bên cạnh đó, ở nhiều mảng sản phẩm khác, các doanh nghiệp cũng đang cố gắng đẩy nhanh tốc độ sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu.

“Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của ngành hàng này vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kiểm soát dịch và quá trình phục hồi sản xuất tại các doanh nghiệp” - ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Viforest cho hay.

Lưu ý hỗ trợ doanh nghiệp đang phục hồi và bứt phá

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến thời điểm hiện tại, 50-80% khu chế xuất phía Nam đã khôi phục sản xuất với số lao động trở lại làm việc đạt từ 70-75%. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đang phải trả một chi phí lớn cho mô hình “3 tại chỗ, xét nghiệm COVID-19...

Do đó, rất cần những giải pháp cấp bách để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn có sức chống chịu kém hơn, “yếu thế” hơn.

Theo Phó chủ tịch UBND TPHCM Phan Thị Thắng, theo tính toán của doanh nghiệp, chi phí tăng thêm để duy trì mô hình "3 tại chỗ" là 4-5 triệu đồng/tháng/người. Với doanh nghiệp có vài trăm đến cả ngàn công nhân thì chi phí rất lớn. Thành phố đã có kiến nghị những chi phí phát sinh trong phòng, chống dịch bệnh sẽ được hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp.

Để hỗ trợ doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành Nghị định 52 gia hạn thời gian nộp thuế cho doanh nghiệp, cá nhân, hộ kinh doanh như thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, tiền thuê đất, thay vì cuối tháng, cuối quý thì được gia hạn nộp thuế tới cuối năm. 

Để chính sách sớm đi vào thực tế, UBND TPHCM đã chỉ đạo Cục Thuế làm việc với các chi cục thuế làm thủ tục hoàn thuế sớm, thay vì cuối năm; chỉ đạo nhanh chóng hoàn thuế cho các cơ sở kinh doanh. Nếu đủ tiêu chí thuế VAT và các khoản thuế, đã nộp hồ sơ, thành phố đã chỉ đạo tập trung hoàn thuế để kịp thời giúp doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiệu quả trở lại.

TS Nguyễn Tú Anh - Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp - Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, cần những chính sách mang tính đột phá, đóng vai trò then chốt để giảm chi phí, tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi và bứt phá.

Ví dụ, ngành dệt may hiện chiếm lĩnh thị trường rất lớn, nếu có các chính sách hỗ trợ để tăng nhanh và tiếp cận, chiếm lĩnh được thị trường thì sẽ có rất nhiều ý nghĩa đối với ngành này trong giai đoạn hiện nay.

Ở góc nhìn của mình, ông Nguyễn Quang Vinh - Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nêu ý kiến: Chính phủ đã hỗ trợ doanh nghiệp, người dân để tập trung thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh cũng như phục vụ trực tiếp cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống xã hội.

Tuy nhiên, tới đây, việc triển khai các chính sách hỗ trợ cần quyết liệt, mạnh mẽ, công khai, minh bạch, kịp thời, dễ tiếp cận; các quy trình, thủ tục để hưởng hỗ trợ phải được đơn giản hóa tối đa.

Xem thêm: odl.591579-taux-nas-cot-gnat-ahp-tub-ioh-cuhp-gnad-peihgn-hnaod-ohc-cus-peit/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tiếp sức cho doanh nghiệp đang phục hồi, bứt phá "tăng tốc" sản xuất”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools