"Cuộc chiến" Covid-19 tại Việt Nam bắt đầu từ ngày 23/1/2020, tức 29 Tết Canh Tý, khi cả nước đang chuẩn bị đón năm mới. Thời điểm này, 2 ca nhiễm Covid-19 đầu tiên được công bố, là cha con người Trung Quốc đến từ Vũ Hán.
Nhận thấy mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, đầu tháng 2/2020, Việt Nam chính thức công bố đại dịch và quyết định thắt chặt biên giới, thu hồi giấy phép hàng không và hạn chế thị thực.
Từ 0h ngày 1/4/2021, Việt Nam thực hiện cách ly xã hội trong vòng 15 ngày, đồng thời công bố dịch Covid-19 trên phạm vi cả nước.
Đến nay, cả nước đã trải qua 4 đợt dịch Covid-19, riêng đợt dịch thứ 4 số ca mắc đã vượt mốc một triệu. Tính đến tối 18/11, đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của 23.476 người. Riêng TP.HCM có tới 17.305 nạn nhân tử vong, chiếm hơn 73%. Trên cả nước, 2.532 trẻ em bị mồ côi, trong đó có 81 trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Như lời đại biểu Nguyễn Anh Trí từng nói, hầu hết những người đã mất trong đại dịch đã ra đi trong sự đau đớn, xa cách người thân và vì dịch bệnh nên không được tổ chức mai táng chu toàn. Do đó, dành cho họ một ngày quốc tang là rất nhân văn, là rất nhân nghĩa và cũng rất nhân ái, đúng với đạo lý của con người Việt Nam.
Từ đó, nhắc nhở chúng ta những người đang sống tuyệt đối không được lơ là việc phòng chống dịch Covid-19 để đồng lòng, quyết tâm hơn trong công cuộc chống đại dịch cam go và ác liệt này.
20h hôm nay, Việt Nam tổ chức buổi lễ tưởng niệm đồng bào tử vong trong đại dịch Covid-19, tại điểm cầu TP.HCM và Thủ đô Hà Nội, được truyền hình trực tiếp. Cùng nhìn lại những con số đau thương trước buổi lễ.
INFOGRAPHIC: Nhìn lại những con số đau thương trước lễ tưởng niệm hơn 23.000 đồng bào đã đi xa vì dịch Covid-19 (Thực hiện: Đạt Nguyễn)
Minh Nhân-Đạt Nguyễn
Doanh nghiệp tiếp thị