Người dân xếp hàng chờ tiêm chủng tại một điểm tiêm lưu động ở Vienna, Áo ngày 18-11 - Ảnh: REUTERS
Tại Mỹ, số ca mắc mới theo ngày tăng 1/3 so với tuần trước đó, trong khi tại châu Âu con số này là 9%.
Tuy nhiên, số ca nhiễm theo ngày giảm ở những khu vực khác. Số ca COVID-19 theo ngày giảm 1/10 tại Trung Đông và châu Đại Dương, giảm 8% tại châu Mỹ Latin và vùng Caribê, giảm 4% tại châu Á. Đặc biệt, châu Phi ghi nhận số ca mắc mới theo ngày giảm 32%.
Tuần này, Cuba một lần nữa đứng đầu bảng các nước và vùng lãnh thổ triển khai tiêm chủng nhanh nhất khi tiêm cho 1,39% dân số mỗi ngày. Theo sau là Việt Nam, Áo, Thái Lan, Đài Loan và Philippines.
Trong khi đó, tuần này, theo AFP, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất vẫn là quốc gia tiêm chủng nhiều nhất trên thế giới với 89% dân số đã tiêm đầy đủ.
Các quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng cao tiếp theo sau là Bồ Đào Nha (87%), Singapore (86%), Qatar (85%), Chile (83%), và Campuchia, Tây Ban Nha, Cuba và Hàn Quốc (cùng 79%).
Một hội chợ Giáng sinh tại Berlin, Đức thông báo các biện pháp hạn chế mới đối với người chưa tiêm chủng ngày 18-11 - Ảnh: GETTY IMAGES
Tiêm tăng cường cho người từ 18 tuổi trở lên tại Mỹ
Ngày 19-11, theo Hãng tin Reuters, ủy ban cố vấn của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ ủng hộ khuyến nghị tất cả người từ 18 tuổi trở lên đều đủ điều kiện để tiêm tăng cường bằng vắc xin của Pfizer hay Moderna.
Tuy nhiên, ủy ban nói rằng người từ 18-49 tuổi có thể tiêm tăng cường nếu muốn.
Giám đốc CDC Rochelle Walensky sẽ quyết định cuối cùng về khuyến nghị nêu trên của ủy ban cố vấn của cơ quan y tế này.
Trước đó, cùng ngày, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ đã phê duyệt tiêm tăng cường bằng vắc xin Pfizer hay Moderna cho người từ 18 tuổi trở lên.
Trong một diễn biến khác, Israel thông báo nước này sẽ tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi từ ngày 23-11. Kết quả thử nghiệm lâm sàng của Pfizer cho thấy vắc xin hiệu quả 90,7% trong ngăn ngừa bệnh có triệu chứng ở trẻ.
Trước Israel, Mỹ, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Campuchia, Colombia và Cuba đã tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ trong nhóm tuổi nói trên.
Bên cạnh đó, theo Reuters, ngày 19-11, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) bắt đầu xem xét việc sử dụng thuốc trị COVID-19 của Pfizer, nhằm cho phép các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) sử dụng khẩn cấp để đối phó với sự gia tăng đột biến ca bệnh trong khu vực.
Việc phê duyệt chính thức dự kiến sẽ diễn ra vào tuần tới. Trước đó, Pfizer công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy thuốc Paxlovid của hãng có khả năng giảm 89% nguy cơ nhập viện hoặc tử vong ở bệnh nhân COVID-19.
Tình hình dịch bệnh một số nước châu Âu
Áo đã trở thành nước Tây Âu đầu tiên phong tỏa toàn quốc trong mùa thu năm nay. Chính phủ Áo cho biết từ ngày 22-11, nước này sẽ áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc để đối phó với làn sóng dịch COVID-19 mới.
Mặt khác, Áo cũng sẽ bắt buộc người dân tiêm chủng từ ngày 1-2-2022. Khoảng 2/3 dân số Áo đã được tiêm đủ liều, thuộc hàng thấp nhất ở Tây Âu do phần lớn công chúng vẫn nghi ngờ về vắc xin.
Với thời tiết lạnh giá tại châu Âu, chính phủ nhiều nước tại châu lục này đã buộc phải xem xét tái áp đặt các biện pháp hạn chế sự lây lan của COVID-19.
Đức cảnh báo có thể làm theo Áo khi tình hình dịch bệnh đang trở nên tồi tệ hơn. Ngày 19-11, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cho biết Đức có khả năng áp đặt lệnh phong tỏa mới với tất cả mọi người.
Bang Bayern của Đức đã thông báo hủy tất cả các hội chợ Giáng sinh khi ca nhiễm tăng mạnh.
Ngày 19-11, Đức ghi nhận thêm 64.164 ca mắc mới trong 24 giờ, nâng tổng số ca bệnh tại nước này từ đầu dịch lên gần 5,3 triệu ca.
TTO - Mùa lễ hội đang diễn ra, gồm lễ Durga Puja và Diwali với rất nhiều người tụ tập vẫn không dẫn đến sự gia tăng ca nhiễm ở Ấn Độ. Điều gì đang xảy ra ở đất nước tỉ dân này trong khi tỉ lệ tiêm chủng chưa cao?