vĐồng tin tức tài chính 365

Hội thảo “Tiến đến quốc gia không tiền mặt”: Chuyển đổi số, thanh toán không tiền mặt – xu thế tất yếu trong thời đại cô

2021-11-21 05:05

Phó Thủ tướng khẳng định, hướng tới xã hội không tiền mặt là vấn đề vừa có tính cấp bách vừa có ý nghĩa lâu dài trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động tới mọi mặt đời sống và ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu, hành vi tiêu dùng của người dân có xu hướng thay đổi từ giao dịch gặp mặt trực tiếp sang tương tác chủ yếu qua các kênh số. “Chuyển đổi số, hướng tới xã hội không tiền mặt là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tạo ra tác động kép vừa góp phần phục hồi, tăng trưởng kinh tế vừa hỗ trợ thực hiện mục tiêu tài chính toàn diện” – ông nhấn mạnh.

C:Usersphuong.tranthanhDesktopPTTG Le Minh Khai.jpg

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái

Về phía NHNN, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, thời gian qua, NHNN đã tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý, tạo thuận lợi cho sự ra đời, phát triển các dịch vụ ngân hàng số, thanh toán số, đổi mới tiện ích, ứng dụng các công nghệ mới tiên tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng dịch vụ. Theo đó, NHNN đã xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định TTKDTM, xây dựng sửa đổi bổ sung các thông tư, hướng dẫn Nghị định, xây dựng và triển khai kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng và ban hành quy định mở tài khoản thanh toán trực tuyến dựa trên định danh khách hàng bằng phương thức điện tử eKYC, ban hành áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn trong lĩnh vực thanh toán, QR Code, thẻ chip, an ninh, an toàn…

C:Usersphuong.tranthanhDesktopThống đốc.jpg

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật thanh toán bao gồm hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống chuyển mạch và bù trừ điện tử được chú trọng đầu tư, nâng cấp, mở rộng dịch vụ trong nhiều năm qua, hoat động an toàn, ổn định, thông suốt, đảm bảo kết nối liên thông giữa các ngân hàng,đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán của người dân, doanh nghiệp trong xu thế phát triển kinh tế số và bối cảnh giãn cách xã hội do tác động của đại dịch Covid-19. Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2021, so với cùng kỳ năm 2020, giao dịch thanh toán qua điện tử liên ngân hàng tăng 41,4% về giá trị và qua hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử tăng 99% về số lượng và 139,8% về giá trị.

Ngoài ra, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán đã tích cực nghiên cứu, đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng công nghệ, giải pháp kỹ thuật, tích hợp kết nối các dịch vụ khác trong nền kinh tế, thiết lập hệ sinh thái số và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán an toàn, tiện ích, nâng cao sự trải nghiệm, sự hài lòng của khách hàng. Nhiều phương thức giải pháp thanh toán mới, hiện đại, tiết kiệm chi phí đã ra đời với nhiều tiện ích, an toàn bảo mật, đem lại lợi ích to lớn và giá trị thiết thực cho khách hàng.

Những cố gắng đó đã được phản ánh qua số liệu tăng trưởng, cụ thể, thanh toán trên thiết bị di động tại Việt Nam tăng trưởng mạnh hàng năm, 90% về số lượng và 150% về giá trị, nhiều ngân hàng đạt trên 90% giá trị giao dịch thực hiện trên kênh số, chỉ từ tháng 3/2021 đến nay đã có thêm hơn 1,8 triệu tài khoản thanh toán được mở trực tuyến theo phương thức mới eKYC trong số hơn 100 triệu tài khoản thanh toán đang hoạt động tại Việt Nam.

Đặc biệt, trong 2 năm qua, ngành ngân hàng đã có những chính sách giảm phí dịch vụ thanh toán, hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp và người dân, giảm bớt khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19 như giảm 50% phí hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, giảm từ 70% đến 100% phí chuyển mạch bù trừ điện tử, miễn giảm phí dịch vụ thanh toán dịch vụ công. Tổng số tiền giảm phí ngành ngân hàng năm 2021 đến với người dân khoảng 1.557 tỉ đồng (tính cả năm 2020 thì con số này sẽ lên tới hơn 2.000 tỉ đồng). Theo thống kê của NHNN, 80% giá trị giao dịch thanh toán cá nhân trên kênh điện tử đã được miễn phí.

C:Usersphuong.tranthanhDesktopHội thảo tưởng niệm những người tử vong vì covid-19.jpg

Hội thảo tưởng niệm đồng bào đã tử vong vì Covid-19

Gia tăng trải nghiệm cho khách hàng trên không gian số

Đánh giá về quá trình chuyển đổi số ngành Ngân hàng, Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng cho biết, 95% tổ chức tín dụng (TCTD) đã có, đang xây dựng hoặc dự tính sẽ xây dựng chiến lược chuyển đổi số (CĐS). Hiện có khoảng 80 ngân hàng triển khai dịch vụ Internetbanking, 44 ngân hàng cung cấp dịch vụ Mobile Banking, 45 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, hơn 90 nghìn điểm thanh toán QR, gần 298 nghìn POS. 9 tháng đầu 2021 so với cùng kỳ 2020: Thanh toán Mobile tăng 76,2% về số lượng và 88,3% về giá trị; Thanh toán qua Internet tăng 51,2% về số lượng và 29,1% về giá trị.

C:Usersphuong.tranthanhDesktopPTD Pham Tien Dung.jpg

Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng

Điểm quan trọng trong hoạt động chuyển đổi số ngân hàng, theo ông Dũng là thời gian qua đã hình thành hệ sinh thái thông minh, thanh toán số đã được thiết lập với việc kết nối dịch vụ ngân hàng số với các dịch vụ số khác trong nền kinh tế, mang lại trải nghiệm liền mạch trên mọi lĩnh vực cho người dùng dịch vụ trên không gian số.

Thực tế, người tiêu dùng có thể mua sắm hàng hóa, sử dụng dịch vụ và sau đó thanh toán hoàn toàn trên kênh số. Nhờ đó, hoạt động thanh toán không bị gián đoạn trong bối cảnh người tiêu dùng bị cách ly, giãn cách do dịch COVID-19. 

Phát triển các mô hình ngân hàng số, gia tăng tiện ích, trải nghiệm cho khách hàng là mục tiêu chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025 và định hướng năm 2030. Mục tiêu cụ thể được đặt ra đến năm 2025 là 50% nghiệp vụ ngân hàng cho phép khách hàng thực hiện hoàn toàn trên kênh số; 50% người trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử; 70% số lượng giao dịch của khách hàng được thực hiện thông qua các kênh số; 50% quyết định giải ngân cho vay của ngân hàng thương mại, công ty tài chính đối với khoản vay nhỏ lẻ, vai tiêu dùng của cá nhân được số hóa… 

Để thực hiện các mục tiêu trên, ông Dũng cho hay trong thời gian tới, NHNN tập trung tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện thuận lợi quá trình chuyển đổi số. Giải pháp tiếp theo là phát triển hạ tầng số, kết nối, chia sẻ dữ liệu ngân hàng với các dữ liệu ngành, lĩnh vực khác; hình thành các mô hình ngân hàng số, nâng cao công tác an ninh, an toàn bảo mật… “Đặc biệt, cần đẩy nhanh hoàn thiện các tiêu chuẩn kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu quốc gia về căn cước công dân, cho phép ngành ngân hàng khai thác thông tin trên chip thẻ căn cước công dân, đặc biệt là các yếu tố sinh trắc học, qua đó, hỗ trợ định danh, xác thực khách hàng bằng phương thức điện tử, tăng độ chính xác trong định danh, xác thực khách hàng ” – Phó Thống đốc nêu quan điểm.

Thay đổi trong truyền thông giáo dục tài chính: Để không ai bị bỏ lại phía sau trong tiếp cận dịch vụ tài chính

Tại Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, NHNN là đơn vị được Chính phủ giao thực hiện nhiệm vụ điều phối chung. Trong đó, truyền thông giáo dục tài chính là một nhiệm vụ quan trọng để thực hiện Chiến lược nói chung, thúc đẩy TTKDTM nói riêng.

Ngoài ra, nhiệm vụ truyền thông giáo dục tài chính còn được đề cập tới tại các Đề án của Chính phủ như: Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025, Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội…

Theo bà Lê Thị Thúy Sen – Vụ trưởng Vụ Truyền thông (NHNN), thời gian qua, NHNN đã có 4 thay đổi đột phá trong hoạt động truyền thông giáo dục tài chính. 

Trước hết là thay đổi trong việc chú trọng đến chủ trương của Chính phủ về tài chính toàn diện, thúc đẩy TTKDTM, tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính, bảo vệ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ tài chính trong bối cảnh hội nhập nên phải thay đổi trong hoạt động truyền thông để thực hiện chủ trương đó. “Lãnh đạo NHNN luôn ủng hộ những ý tưởng mới, sáng tạo, thay đổi cách thức truyền thông hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen và hành vi của người tiêu dùng sử dụng các dịch vụ tài chính, TTKDTM” – bà Sen cho biết.

Thay đổi thứ hai là về nội dung thông tin. “Chúng tôi đã thay đổi theo hướng tập trung truyền thông vào các vấn đề người dân, doanh nghiệp quan tâm, lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm để cung cấp các thông tin họ cần” – bà Sen chia sẻ.

Thứ ba là thay đổi về hình thức truyền thông, lựa chọn các hình thức truyền thông đa dạng, sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng công chúng mục tiêu.

Thứ tư là thay đổi về cách thức đánh giá kết quả truyền thông. Sau khi thực hiện các chương trình truyền thông, NHNN sẽ thực hiện đánh giá kết quả dựa trên các cơ sở dữ liệu cụ thể thay vì các đánh giá định tính thông thường.

C:Usersphuong.tranthanhDesktopC Sen.jpg

Bà Lê Thị Thúy Sen – Vụ trưởng Vụ Truyền thông (NHNN)

Trên thực tế, Vụ trưởng Vụ Truyền thông cho rằng có “4 khó” mà hoạt động truyền thông giáo dục tài chính, thúc đẩy TTKDTM cần phải giải quyết, gồm: Khó nhớ, Khó tiếp thu, Khó áp dụng, Khó lan tỏa.  Để giải quyết triệt để 4 khó kể trên, giải pháp 4 dễ được NHNN áp dụng trong hoạt động truyền thông giáo dục tài chính là: Dể hiểu, Dễ nhớ, Dễ làm, Dễ lan tỏa. 

Tại phiên thảo luận, Vụ trưởng Vụ Truyền thông (NHNN) chia sẻ, giải pháp truyền thông của NHNN hướng vào những người đã dùng, những người đang băn khoăn và những người chưa dùng sản phẩm, dịch vụ tài chính, trong đó có TTKDTM, làm sao để không ai bị bỏ lại phía sau trong tiếp cận dịch vụ tài chính.

Theo bà Lê Thị Thúy Sen, với những người đã sử dụng dịch vụ, công tác truyền thông giúp cho họ thấy những tiện ích của phương thức TTKDTM, về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ ngân hàng nhằm hướng đến tăng tiện ích, nâng trải nghiệm cho người tiêu dùng. Với những người đang băn khoăn, truyền thông sẽ hướng đến một số vấn đề như phí dịch vụ thanh toán. Thực tế, thời gian qua, ngành ngân hàng đã miễn, giảm phí cho người dân và doanh nghiệp, nhất là trong đại dịch.

“Nếu họ băn khoăn về sự an toàn, truyền thông sẽ giúp cho người tiêu dùng hiểu được trong số hàng triệu triệu giao dịch chỉ có 1 giao dịch rủi ro, gần như là an toàn tuyệt đối. Đặc biệt, chúng tôi sẽ cung cấp cách thức sử dụng dịch vụ ngân hàng cho đúng. Bản thân các ngân hàng cũng có các quy chuẩn, tầng nấc bảo vệ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ tài chính. Còn bản thân người dùng cũng cần trang bị kiến thức, kỹ năng về an toàn, bảo mật như không thể cho người khác mượn thẻ, không cung cấp thông tin bảo mật, mã OPT cho người khác. Với người chưa sử dụng, thì công tác truyền thông sẽ tiếp tục hướng đến tiện lợi khi sử dụng, về phí, cách sử dụng… với các hình thức truyền thông dễ nhớ, dễ hiểu", bà Sen nói.

Tiếp tục các giải pháp hiện thực hóa các mục tiêu phát triển thanh toán không tiền mặt

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra tại Đề án Phát triển TTKDTM giai đoạn 2021-2025, Phó Thủ tướng đề nghị NHNN phối hợp chặt chẽ với và các Bộ, ngành liên quan tập trung, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo thuận lợi cho các hoạt động chuyển đổi số và thúc đẩy TTKDTM đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đặc biệt là việc triển khai các mô hình cung ứng dịch vụ mới dựa trên nền tảng công nghệ mới.

Ngoài việc thanh toán đảm bảo tiện lợi, theo Phó Thủ tướng, thanh toán cần phải an toàn, minh bạch. Do đó, NHNN tiếp tục quan tâm và theo sát tính hình, cụ thể hóa hoạt động thanh toán phải đảm bảo an toàn.

Cùng với nội dung trên, Phó Thủ tướng yêu cầu tổ chức triển khai hiệu quả Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách và thực hiện đảm bảo an ninh an toàn, bảo vệ quyền chính đáng và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Đồng thời, tiếp tục chủ động triển khai thực hiện các hoạt động thông tin tuyên truyền và giáo dục tài chính đến người dân, doanh nghiệp có đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết và yên tâm trải nghiệm sử dụng dịch vụ TTKDTM một cách an toàn.

Phó Thủ tướng tin tưởng: “Với quyết tâm của Chính phủ, sự chủ động kịp thời của NHNN và các Bộ ngành, địa phương cùng như cơ quan truyền thông, TTKDTM nói chung và thanh toán số nói riêng tại Việt Nam sẽ tiếp tục đạt được sự gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới, góp phần xây dựng một xã hội số, minh bạch hơn, thuận tiện hơn và giảm thời gian, chi phí cũng như rủi ro cho người dân, doanh nghiệp".

C:Usersphuong.tranthanhDesktopTĐ trao.jpg

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tặng kỷ niệm chương cho các đơn vị đồng hành

C:Usersphuong.tranthanhDesktopbà Lê Thị Thúy Sen tại phiên thảo luận.jpg

Các khách mời trong phiên thảo luận

Về định hướng thời gian tới, Thống đốc NHNN cho biết, NHNN sẽ tiếp tục tập trung thực hiện một số giải pháp nhằm thúc đẩy TTKDTM, cụ thể như:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi số hoạt động ngân hàng, thúc đẩy TTKDTM trên cơ sở ứng dụng công nghệ, tạo thuận lợi cho người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa tiếp cận được dịch vụ,.. trong đó trước mắt tập trung vào việc hoàn thiện, trình Chính phủ Nghị định về TTKDTM thay thế NĐ 101, Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng (Fintech Sandbox) và ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai.

Thứ hai, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành cơ quan liên quan triển khai có hiệu quả Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025; triển khai có hiệu quả Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money).

Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp và tăng cường tiện ích, chất lượng dịch vụ đối với hạ tầng thanh toán quốc gia, Hệ thống thanh toán bù trừ tự động phục vụ các giao dịch bán lẻ theo hướng cung ứng dịch vụ thanh toán trực tuyến, xử lý tức thời, hoạt động liên tục 24/7 cho mọi người dân và doanh nghiệp.

Thứ tư, tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử; triển khai hiệu quả các hệ thống thanh toán quan trọng và hoạt động các tổ chức cung ứng dịch vụ TGTT đảm bảo hoạt động đúng quy định của pháp luật, thông suốt, an toàn;

Thứ năm, tích cực phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về TTKDTM, giáo dục tài chính; tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp người tiêu dùng.

Đối với công tác truyền thông, giáo dục tài chính, Vụ trưởng Vụ Truyền thông (NHNN) cho biết, mục tiêu nhất quán chính là mang lại giá trị và bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ tài chính. Theo đó, hoạt động truyền thông giáo dục tài chính của NHNN thời gian tới là tiếp tục nâng cao nhận thức của công chúng về tài chính - ngân hàng, TTKDTM, từ đó góp phần thay đổi hành vi, thói quen và phương thức sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, góp phần giảm thiểu chi phí xã hội, bảo vệ người sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Nhóm công chúng mục tiêu là giới trẻ, phụ nữ, người nghèo, người già, hưu trí, công nhân và người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, những đối tượng yếu thế trong xã hội, hình thức truyền thông sẽ ngày càng đa dạng, phong phú, hiện đại nhưng vẫn gần gũi, dễ hiểu và lan tỏa tới công chúng. Với cá nhân, bà Sen cho rằng “cần vượt qua chính chúng ta” – đó là mỗi người cần vượt qua những rào cản, thói quen, lo lắng; phía các TCTD cũng cần không ngừng đổi mới về công nghệ, gia tăng tiện ích, nâng trải nghiệm cho khách hàng trong sử dụng dịch vụ.

 

Hội thảo "Tiến đến quốc gia không tiền mặt" là nơi để các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức tín dụng (TCTD), trung gian thanh toán, các doanh nghiệp, các chuyên gia cùng thảo luận, đưa ra những giải pháp để thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) tại Việt Nam, với các nội dung cụ thể: Toàn cảnh bức tranh thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam- Hành trình tiến đến quốc gia không tiền mặt; Chuyển đổi số trong ngành ngân hàng. Hội thảo gồm 2 phiên. Phiên 1 với chủ đề “Đại dịch đã thay đổi thói quen thanh toán như thế nào”, nội dung thảo luận “Doanh nghiệp thay đổi như thế nào để thích ứng với thói quen tiêu dùng của người dân”. Phiên 2: “Chuyển đổi số thúc đẩy TTKDTM”, nội dung thảo luận “Hoàn thiện khung pháp lý để phát triển kinh tế số và xã hội số”.

“Ngày không tiền mặt” -16/6 - do báo Tuổi trẻ đề xuất - được bắt đầu từ năm 2019 - là ngày phương tiện thanh thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) được khuyến khích sử dụng khi mua sắm, giao dịch thanh toán và người tiêu dùng sẽ được hưởng chính sách ưu đãi từ các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán và các nhà bán lẻ, nhà cung cấp dịch vụ. 

Thông tin về toàn bộ các hoạt động chương trình có tại  : https://ngaykhongtienmat.tuoitre.vn

Phương Linh

Xem thêm: 652764VBS=emaNcoDd?001mc/sknil/iv/latrop/retnecbew/nv.vog.vbs.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hội thảo “Tiến đến quốc gia không tiền mặt”: Chuyển đổi số, thanh toán không tiền mặt – xu thế tất yếu trong thời đại cô”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools