vĐồng tin tức tài chính 365

'Tiến sĩ cá' của ngư dân

2021-11-21 12:58
Tiến sĩ cá của ngư dân - Ảnh 1.

Cá chim giống đang nuôi tại bể - Ảnh: HẢI LUẬN

"Khi nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá biển phải đơn giản hóa các bước kỹ thuật trước khi chuyển giao cho người dân thì mới đảm bảo được tính ứng dụng cao trong thực tiễn sản xuất" - giảng viên Ngô Văn Mạnh (44 tuổi, Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường ĐH Nha Trang) tâm niệm.

Quyết tâm lấy kinh tế nuôi khoa học

Một trong những "tâm niệm" đáng chú ý đó là luận án tiến sĩ biến loài cá chim vây dài (còn gọi là cá chim trắng vây vàng - danh pháp khoa học: Trachinotus blochii) có thể sinh sản nhân tạo, được nuôi thương phẩm ở nhiều tỉnh thành ven biển, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn người.

Từ những ngày "tập" cho cá biển đẻ, tập cho ngư dân nuôi, tập cho khách hàng ăn thử cá, nay cá chim vây dài trở thành giống cá biển nuôi chủ lực. Theo đề án của Chính phủ, loài cá này được triển khai quy mô nuôi công nghiệp đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2045.

"Trong đó, giống cá chim này đáp ứng đủ mọi yếu tố để có thể nuôi trong lồng lớn theo hướng công nghiệp ở biển khơi" - ThS Võ Thiên Lăng, phó chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, cho biết thêm.

Hiện tại, cơ sở nghiên cứu sản xuất giống và nuôi cá biển thuộc Viện Nuôi trồng thủy sản (Trường đại học Nha Trang) do TS Mạnh quản lý gồm trại sản xuất giống trên đất liền tại Nha Trang với 300 bể ương cá giống và bè nuôi cá bố mẹ, cá thương phẩm. Cơ sở có chức năng nghiên cứu, chuyển giao quy trình cho người nuôi các loài cá biển có giá trị kinh tế cao như: cá chim vây vàng, cá hồng Mỹ, cá mú, cá bè vẫu, cá khế vằn, cá sủ đất...

Vào tham quan trại sản xuất giống ở thành phố Nha Trang, hàng chục cái bể ương nuôi cá nhiều kích cỡ với 4-5 loài khác nhau, chỉ cần đưa 2 bàn tay chụm lại đã vớt được mấy chục con cá thu hút được sự tò mò của nhiều người.

"Số cá giống này sẽ xuất hết cho bà con ở các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa và Bà Rịa - Vũng Tàu. Năm vừa qua, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, người nuôi cá gặp cảnh giá cá thịt giảm trong khi giá thức ăn tăng, cơ sở vẫn duy trì quy mô sản xuất và giảm giá bán nhằm chia sẻ một phần khó khăn mà người nuôi gặp phải" - kỹ sư Nguyễn Văn Vinh, cán bộ kỹ thuật của cơ sở, chia sẻ.

Trước năm 2006, ngư dân vùng biển từ Quảng Bình trở vào Kiên Giang hầu như không biết đến cá chim vây vàng. Chỉ có duy nhất Công ty Marine Fams ASA Việt Nam (của Na Uy) đưa giống cá này về nuôi thử trên vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

"Năm 2007, PGS.TS Lại Văn Hùng, trưởng khoa nuôi trồng thủy sản Trường ĐH Nha Trang, ra thăm cơ sở nuôi lồng của Na Uy, thấy họ nuôi cá chim tốt, đồng thời nhận thấy tiềm năng của loài cá này nên mua 50 con cá chim cỡ 2 - 3kg về nuôi gây làm cá bố mẹ để thử nghiệm sản xuất giống. 

Sau một thời gian nuôi, tuyển chọn được số cá mẹ cho sinh sản và thuê trại nuôi tôm của dân làm chỗ ương cá ấu trùng, cá đẻ nhiều nhưng do thiếu kinh nghiệm chỉ sống được 2% giai đoạn ương trong bể, số còn lại to bằng ngón tay thì đưa ra bè nuôi. Vụ đầu tiên nuôi khoảng 10.000 con, khoa gặp khó khăn tài chính, thầy Hùng quen biết mấy công ty nên xin được ít bao thức ăn. Khi cá lớn thì bán không ai mua. Sinh viên ra bè ở lại thực tập, làm thêm mà không có đồng nào động viên các em" - TS Mạnh nhớ lại những ngày đầu truân chuyên.

Với quyết tâm lấy kinh tế "nuôi" nghiên cứu khoa học, TS Mạnh nghĩ ra "kế" viết thông tin cá chim, số điện thoại trên từng tờ giấy rồi vào cảng du lịch Cầu Đá (Nha Trang) đưa tận tay khách du lịch. 

"Sau thời gian, có vài người ở TP.HCM gọi điện đặt mua. Họ ăn cá ngon, giới thiệu dần dần ra nhiều người biết. Chúng tôi lại chở cá đến các nhà hàng dọc bờ biển Nha Trang chào bán. Khi số lượng người đặt cá tăng dần lên, tôi liên kết với một người làm đầu mối phân phối cá, còn mình tập trung thời gian nghiên cứu khoa học" - TS Mạnh kể.

Kiên trì đến với ngư dân

Trước khi được nhiều thực khách ưa chuộng như hiện nay, người dân nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa biết con cá chim đẻ nhân tạo. Với một nhà khoa học, cho cá đẻ và nuôi thành công cá thịt xem như mới hoàn thành được một nửa nhiệm vụ. Vấn đề cốt tử nhất là người dân phải tiếp cận được con giống tốt và nuôi có lợi nhuận cao.

TS Mạnh mang cá giống đến từng bè tặng và hướng dẫn cách nuôi, với cam kết nuôi thành công mới lấy tiền. Có người thờ ơ nhưng cũng có người "thiệt ăn thiệt làm", chăm sóc cá cẩn thận, làm theo hướng dẫn kỹ thuật của TS Mạnh.

Cứ có ngư dân hỏi về kỹ thuật nuôi cá, thầy Mạnh ngồi nói say sưa. Có khi thầy viết thành quy trình nuôi với câu chữ ngắn ngọn, dễ hiểu, đưa cho họ cầm về nhà. Cá thả xuống bè nuôi, thầy gọi điện hỏi thăm liên tục. Gặp những bè ở gần khu vực Nha Trang, thầy tìm đến tận nơi xem ngư dân nuôi đúng sai chỗ nào. Nhờ vậy, nhiều hộ nuôi vụ đầu đã bán sớm có lãi.

"Tụi tui theo học thầy từ ngày cơ cực nhất, ra trường cầm tấm bằng kỹ sư nhưng không muốn rời thầy đi làm chỗ khác. Thầy kiếm được đồng nào lại đầu tư mua máy móc, thuê thêm trại mở rộng quy mô sản xuất giống. Hiện các cơ sở của thầy Mạnh có 24 người làm, trong đó 18 kỹ sư đều là học trò của thầy. Mọi công việc ở trại sản xuất, bè nuôi đều do tụi tui quản lý và điều hành, kể cả tài chính đầu tư và mua bán cá giống. Thầy trò tin nhau như vậy đó" - kỹ sư Nguyễn Văn Vinh, quản lý trại, chia sẻ.

Bắt nhiều giống cá biển sinh sản nhân tạo

Ngoài giống cá chim vây dài, TS Mạnh đã nghiên cứu và cho sinh sản nhân tạo thành công nhiều giống cá biển khác như cá chim vây ngắn (Trachinotus falcatus), cá bè vẫu (Caranx ignobilis), cá khế vằn (Gnathanodon speciosus), cá sủ đất (Protonibea diacanthus), cá hồng Mỹ (Sciaenops ocellatus), cá chẽm (Lates calcarifer).

Ngoài ra còn một số loài cá được mua trứng về ương như cá mú tiêu (Epinephelus coioides), cá mú trân châu (con lai Epinephelus fuscoguttatus và Epinephelus lanceolatus). Tất cả những loài cá này, ngư dân và doanh nghiệp các tỉnh ven biển đang nuôi ở bè, đìa có hiệu quả kinh tế cao.

Thầy giỏi dạy ra nhiều trò giỏi

tsnam1

TS. Ngô Văn Mạnh đang thực hiện kỹ thuật cho cá chim đẻ trứng

Nỗ lực chia sẻ kinh nghiệm, thầy giỏi dạy ra nhiều trò giỏi... là những nhận xét của đồng nghiệp về thầy Mạnh. Trong khi với học trò thì khi được phân công đi đi rửa hồ cá cho thầy cũng thấy vinh dự.

* TS Mạnh là người rất tâm huyết, say mê nghiên cứu khoa học, nỗ lực chia sẻ kinh nghiệm sản xuất giống cá chim cho nhiều ngư dân ở Khánh Hòa để họ tự làm trại sản xuất cá giống - kỹ sư Phạm Đức Phương, giám đốc Trung tâm nuôi biển công nghệ cao, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I.

* Lý thuyết chắc chắn, rõ ràng, mạch lạc, lôi cuốn nên sinh viên dễ hiểu bài, học không bị nhàm chán; thực tiễn thì nói và làm luôn song hành là những tư chất của thầy Mạnh. Vì thế thầy Mạnh đương nhiên là thầy giỏi, dạy được nhiều trò giỏi - TS Trần Đức Phú, viện trưởng Viện Khoa học và công nghệ khai thác thủy sản (Trường đại học Nha Trang).

* Môn học của thầy Mạnh ít khi có sinh viên nào vắng mặt. Nói đến đâu thầy chứng minh bằng hình ảnh sinh động và chính câu chuyện, công việc thực tiễn của thầy đã và đang làm đến đó. Giờ thực tập sinh viên tranh nhau làm việc, bạn nào được phân công chà rửa sạch bể nuôi, thay nước, cho cá ăn... cũng thấy vinh dự lắm - kỹ sư Báo Văn Tý, cựu sinh viên, hiện ở huyện Thuận Nam (tỉnh Ninh Thuận).

Lặn lội cá đồng - Kỳ cuối: 'Túi cá' của ông tiến sĩ miệt đìaLặn lội cá đồng - Kỳ cuối: "Túi cá" của ông tiến sĩ miệt đìa

TT - “Tôi là dân miệt đìa Châu Thành, Cần Thơ. Ký ức bắt cá tuổi thơ làm tôi nghĩ tới việc xây các túi cá, tức là dựng lên những “ngôi nhà” an toàn cho cá sinh sôi nhằm khôi phục nguồn lợi thủy sản dồi dào đã và đang mất dần. Đó cũng là cách chúng ta giúp người nghèo có “đất” sống trong mấy tháng mùa lũ”, ấy là tâm sự đầy tâm huyết của tiến sĩ Nguyễn Hữu Chiếm, phó khoa môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên Trường đại học Cần Thơ.

Xem thêm: mth.2205620112111202-nad-ugn-auc-ac-is-neit/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“'Tiến sĩ cá' của ngư dân”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools