vĐồng tin tức tài chính 365

Ý nghĩa tuyến đường trên cao 30.000 tỉ ở TP.HCM

2021-11-26 07:15

Đại diện Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) cho biết đơn vị này vừa chính thức được UBND TP.HCM chấp thuận nghiên cứu tiền khả thi dự án đường trên cao Bắc - Nam từ đường Cộng Hòa đến đường Nguyễn Văn Linh. Dự án đường trên cao được thực hiện theo hình thức đối tác công tư - PPP (hợp đồng BOT), theo quy định tại Nghị định 35 của Chính phủ.

30.000 tỉ đồng làm đường trên cao

Theo kế hoạch trong thời hạn không quá sáu tháng kể từ ngày được giao, các sở, ngành xem xét, báo cáo UBND TP quyết định các bước tiếp theo để đầu tư dự án theo đúng quy định. Trường hợp đề xuất dự án không khả thi, không được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc quá thời gian sáu tháng mà chưa hoàn thành đề xuất dự án xem như CII từ chối không tham gia. Khi đó, Công ty CII tự chịu các chi phí đã thực hiện.

UBND TP giao các sở KH&ĐT, GTVT, Xây dựng, QH-KT, Tài chính và các quận, huyện, đơn vị liên quan (có tuyến đường đi qua) khẩn trương hỗ trợ, hướng dẫn Công ty CII lập đề xuất dự án theo đúng quy định. Dự kiến tổng mức đầu tư của dự án là khoảng 30.000 tỉ đồng.

Ý nghĩa tuyến đường trên cao 30.000 tỉ ở TP.HCM - ảnh 1
Sơ đồ hướng tuyến đường trên cao tại TP.HCM. Đồ họa: HỒ TRANG

Trong đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải TP giai đoạn 2020-2030, Sở GTVT TP ưu tiên 55 dự án được sở đề xuất đầu tư giai đoạn 2021-2025, trong đó có tuyến đường này. Đại diện sở này cho biết sau khi đơn vị phụ trách báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì mới quyết định dự án đó đầu tư theo hướng nào. Tuy nhiên, sở đánh giá đây là một tuyến mới quan trọng, giúp giảm được công tác giải phóng mặt bằng, giải quyết ùn ứ giao thông và tăng năng lực thông xe.

Theo Công ty CII, đường trên cao Bắc - Nam là phân đoạn của ba tuyến đường trên cao số 1, 2, 3 gộp lại để ưu tiên giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông theo hướng bắc - nam TP. Trước đó, CII đã đề nghị được tham gia nghiên cứu đầu tư tuyến đường trên cao số 1, song khi khảo sát nhận thấy khó thực hiện giải phóng mặt bằng. Sau đó, đơn vị xin tạm ngừng và chuyển hướng sang nghiên cứu đường trên cao Bắc - Nam.

Cũng theo CII, việc đầu tư đường trên cao trong giai đoạn này là thực sự cần thiết, góp phần giải quyết tình trạng kẹt xe. Tuy nhiên, một trong những khâu khó khăn hiện nay là bồi thường giải phóng mặt bằng và hoàn vốn cho dự án.

Rất cần thiết

TS Dương Như Hùng, chuyên gia nghiên cứu hạ tầng giao thông (Trường ĐH Bách khoa TP.HCM), cho biết ở Thái Lan, họ làm nhiều đường trên cao vì chi phí rẻ hơn đường ngầm nhiều. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông cho TP hiện nay là nên làm vì sẽ làm giảm kẹt xe. Thực tế chỉ một giờ kẹt xe thì sẽ làm rất nhiều người bị ảnh hưởng, thiệt hại kinh tế cũng theo cấp số nhân.

Theo TS Hùng, thông thường khi triển khai một dự án giao thông lớn như dự án này thì nên đưa ra một hội đồng gồm nhiều chuyên gia góp ý, phản biện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Chuyên gia tài chính thì phân tích hiệu quả về tài chính, chuyên gia kiến trúc xem về mặt thẩm mỹ, chuyên gia giao thông xem về mặt kỹ thuật. Bởi vì một phương án giao thông tốt phải phù hợp nhiều mặt về tài chính, xã hội, kiến trúc…

“Một dự án tác động lớn đến TP.HCM như thế này nên được nghiên cứu kỹ, đánh giá cẩn trọng từ nhiều phía, không đơn giản chỉ là nhà đầu tư nghiên cứu rồi đưa ra dự toán, dự báo” - TS Hùng nhấn mạnh.

Kiến trúc sư Khương Văn Mười, nguyên Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP.HCM, cho biết nhu cầu làm đường trên cao ở TP.HCM là cấp thiết khi hệ thống giao thông ở mặt bằng phía dưới đất không còn đất để làm. Tất nhiên đường trên cao cũng phải chọn lựa vị trí để không tác động nhiều đến cư dân ở phía dưới và hạn chế việc bị che chắn tầm nhìn. Tuy nhiên, khi cân đối thì chúng ta thấy cái lợi nhiều hơn, giá trị lớn nhất của đường trên cao là giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông.

Chẳng hạn, ở Thái Lan có đường trên cao đi trên trục đường, cũng có đường trên cao đi ngang khu dân cư. Hàn Quốc họ làm đường trên cao dọc sông để giải quyết giao thông và cả vấn đề về môi trường. Một thời gian dài sau khi hệ thống giao thông hoàn chỉnh và môi trường được giải quyết, họ lại bỏ đoạn đường trên cao đó. Ở Việt Nam không có điều kiện như vậy nên khi làm đường trên cao cần tính toán kỹ vị trí để không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người dân. Ngoài ra cần xem xét việc kết nối giao thông, đường lên xuống với các dự án giao thông khác.•

Toàn tuyến dài 14,1 km, rộng 30 m

Đường trên cao bắt đầu từ nút giao đường Cộng Hòa - Trường Chinh đến đường Nguyễn Văn Linh là tuyến đề xuất mới, kết hợp một phần tuyến đường trên cao số 1, 2 và 3 (theo quy hoạch) tạo thành hệ thống trục giao thông đô thị Bắc - Nam.

Đồng thời, tuyến cũng kết nối với đường vành đai 2, kết nối giữa khu vực nội thành và ngoại thành, kết nối khu vực phía bắc TP (các quận Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Gò Vấp và quận 12), khu vực sân bay Tân Sơn Nhất với khu vực trung tâm TP (các quận 1, 3, 4), khu đô thị Nam Sài Gòn và ngược lại.

Tuyến đường đi dọc theo đường Cộng Hòa - Bùi Thị Xuân - hẻm 656 (Cách Mạng Tháng Tám) - Bắc Hải (quận 10) - Lý Thái Tổ (quận 10) - Nguyễn Văn Cừ (quận 5) - dọc kênh ông Lớn và kết thúc tại đường Nguyễn Văn Linh (quận 7). Tuyến có chiều dài 14,1 km, rộng 30 m, phần đường trên cao bốn làn xe 16 m.

 

Xem thêm: lmth.5900301-mchpt-o-it-00003-oac-nert-gnoud-neyut-aihgn-y/iht-od/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ý nghĩa tuyến đường trên cao 30.000 tỉ ở TP.HCM”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools