vĐồng tin tức tài chính 365

“Thủ phủ” hồ tiêu Tây Nguyên hồi sinh

2021-11-26 12:40

Giá hồ tiêu tăng dần và kỳ vọng tăng trên 100.000 đồng/kg vào dịp cuối năm khiến nhiều nông dân ở tỉnh Gia Lai, một trong những địa phương có diện tích hồ tiêu lớn nhất Tây Nguyên, vui mừng phấn khởi. Tuy giá hồ tiêu còn lâu mới ngang bằng với thời kỳ đỉnh cao nhưng nhiều dấu hiệu cho thấy hồ tiêu đang trên đà hồi sinh mạnh mẽ, mang lại cơ hội thu lợi nhuận cao cho nông dân.

Giá hồ tiêu cuối năm sẽ tăng cao

Hiện giá hồ tiêu vào ngày 16.11, tại các tỉnh Đồng Nai (83.000đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (83.000đ/kg); Bình Phước (84.000đ/kg), Gia Lai (82.500đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 85.000đ/kg. Nhiều dự báo giá tiêu sẽ tiếp tục tăng nóng dịp cuối năm khi thị trường có nhu cầu cao hơn.

Huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai là thủ phủ trồng cây hồ tiêu của cả Tây Nguyên với diện tích gần 3.000ha, sản lượng trên 11.000 tấn/năm. Thời kỳ hoàng kim vào năm 2015, tại Gia Lai thương lái thu mua hồ tiêu với mức giá 230.000 - 270.000 đồng/kg, khiến nông dân huyện Chư Sê đổ xô trồng cây tiêu. Khi được mùa được giá, nhiều hộ dân thu lợi nhuận lớn, xây nhà lầu, mua sắm xe ôtô.

Tuy nhiên, vào năm 2020 khi giá tiêu rớt thê thảm xuống còn 34.000 đồng/kg thì nhiều hộ dân, chủ yếu là các hộ đầu tư trồng về sau vỡ nợ ngân hàng, buộc phải bán nhà, bán đất và bán luôn cả trụ tiêu để vào miền Nam mưu sinh. Cơn bão rớt giá quét qua thủ phủ hồ tiêu khiến người nông dân điêu đứng.

Ông Hoàng Phước Bính - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê - cho biết: “Giá tiêu sẽ tăng từ đây cho đến cuối năm 2021, dự báo trên 100.000 đồng/kg. Việc giá tiêu tăng lên trên 200.000 đồng/kg còn phải chờ 3-4 năm nữa. Không thể một sớm, một chiều giá tiêu tăng vọt”.

Với giá hồ tiêu hiện tại, người nông dân ở Gia Lai đã thu được lợi nhuận tốt. Những tháng cuối năm, nếu thương lái Trung Quốc tăng cường thu mua tiêu để chuẩn bị cho thị trường dịp Tết Nguyên đán thì chắc chắn giá tiêu sẽ tiếp tục tăng thêm. 

Theo ông Hoàng Phước Bính, những ngày qua, số lượng công dân từ miền Nam trở về quê đông, trong đó có rất nhiều người đổ nợ, bán nhà khi giá hồ tiêu rơi xuống đáy. Do đã bán đất, bán trụ tiêu nên họ mất nguồn vốn để gây dựng lại diện tích hồ tiêu trên đất quê hương. Tại Chư Sê, nhiều nông dân sau khi phá bỏ hồ tiêu chuyển qua trồng cây cà phê thì hiện tại giá cà phê cũng đang ở mức tăng trở lại, mang lại thu nhập khá tốt.

Người dân sẽ tăng cường trồng xen canh hồ tiêu với cà phê để hạn chế sâu bệnh hại. Người dân cũng bắt đầu nhận thức được chất lượng của nông sản sạch nên sẽ hạn chế đến mức thấp nhất việc dùng phân bón, thuốc trừ sâu. Đất sạch, nguồn nước sạch thì sẽ cho giá sản phẩm hồ tiêu cao hơn. 

Kỳ vọng vào “vàng đen” Tây Nguyên

Giá tiêu tăng lên, người trồng tiêu không còn bị lỗ và khả năng sẽ có giá tốt hơn trong tương lai, nhưng theo chuyên gia, ngành hàng này vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, khi giá cước vận chuyển xuất khẩu ở mức cao do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Chi phí nguyên liệu đầu vào cũng đang gây ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Theo Sở NNPTNT, Gia Lai có trong quy hoạch là 12.000ha để trồng tiêu, tuy nhiên có những thời điểm người dân trồng đến 18.000ha. Dù nhà nước có cảnh báo nhưng nông dân vẫn cứ trồng, không kiểm soát được. 

Ông Lưu Trung Nghĩa - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Gia Lai - cho biết: “Qua nhiều biến động thăng trầm của giá hồ tiêu, cần phải nhìn lại để có hướng phát triển bền vững, không chạy theo giá cả bấp bênh. Đó là cơ quan nhà nước phải kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống, chọn vùng đất phù hợp, phát triển theo quy hoạch, chủ động đưa công nghệ tưới tiêu hiện đại”.

Để đảm bảo nông sản sạch, đủ sức xuất khẩu ra thị trường như Châu Âu, người trồng tiêu phải thực hiện các yêu cầu tương đối khắt khe. Cụ thể, một là không tái canh trên vườn tiêu cũ đã chết, hai là chọn đất phù hợp với sự phát triển của cây hồ tiêu, ba là chọn giống tốt, bốn là nên trồng xen canh hơn là trồng thuần, năm là nên trồng tiêu trên cây trụ sống.

Riêng đối với việc sản xuất hồ tiêu của từng hộ gia đình thì cần có đủ 2 điều kiện cơ bản là kiến thức về trồng hồ tiêu và nắm bắt thị trường kịp thời của ngành hàng hồ tiêu và khả năng đầu tư, chăm sóc hồ tiêu để trồng mới vườn tiêu cũng như tiếp tục chăm sóc vườn tiêu hiện có. Từ khoảng tháng 4.2021 đến nay, giá tiêu bắt đầu chu kỳ tăng giá, hiện tại lên trên 80.000 đồng/kg, dự báo tiêu tiếp tục tăng lên 100.000/kg đến cuối năm, giá sẽ tăng theo chu kỳ, dù chịu ảnh hưởng khá lớn của dịch bệnh COVID-19.

Theo số liệu của Cục Trồng trọt - Bộ NNPTNT, kết thúc năm 2017, toàn quốc có diện tích hồ tiêu 153.000ha (lấy số tròn). Từ năm 2017 đến đầu năm 2020, số diện tích trồng mới không đáng kể vì giá xuống rất thấp, người trồng tiêu bị lỗ nặng.

Với việc giá tiêu tăng trở lại theo chu kỳ tăng giá, người nông dân Tây Nguyên đang hy vọng vào một niên vụ mới “được mùa được giá”, gỡ gạc lại những đồng tiền vốn đã bị mất cho nhiều mùa tiêu thua lỗ trước đó.

Xem thêm: odl.208779-hnis-ioh-neyugn-yat-ueit-oh-uhp-uht/gnourt-iht/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

““Thủ phủ” hồ tiêu Tây Nguyên hồi sinh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools