Pháo hoa rực sáng bầu trời trong lễ khánh thành Đại lộ Nhân sư ở Ai Cập - Ảnh: AP
Theo Hãng tin AP, các nhà chức trách đang rất kỳ vọng dự án này sẽ làm nổi bật kho tàng khảo cổ học của đất nước, nhằm thu hút thêm nhiều khách du lịch.
Ai Cập đang phải tìm cách hồi sinh ngành du lịch sau bất ổn chính trị năm 2011 và gần đây là sức tàn phá của đại dịch COVID-19.
Đại lộ Nhân sư còn được gọi là Con đường của các vị thần, vì nó nối các ngôi đền cổ Karnak và Luxor ở thành phố Thebes, thủ đô Ai Cập thời cổ đại.
Con đường cổ kính này nằm bên bờ sông Nile, cách thủ đô Cairo của Ai Cập ngày nay khoảng 650km về phía nam.
Trước khi bị chôn vùi dưới cát, Đại lộ Nhân sư in dấu chân những người hành hương đến các đền thờ để tỏ lòng thành kính với các vị thần.
Đại lộ Nhân sư có nhiều tàn tích cổ đại - Ảnh: AP
Tổng thống Abdel Fatah el-Sisi và các quan chức cấp cao Ai Cập đều có mặt tại lễ khánh thành Đại lộ Nhân sư vào tối 25-11.
Mohamed Abd ei-Badei, quan chức khảo cổ hàng đầu của Ai Cập, cho biết dọc theo đại lộ có nhiều công trình cổ nhưng cổ xưa nhất là 6 công trình kiến trúc được xây dựng bởi nữ hoàng Hatshepsut có niên đại 1.400 năm trước Công nguyên.
Ông Mohamed cho biết các chữ tượng hình trên một trong những ngôi đền nói về lễ hội cổ đại có tên là Opet, bao gồm các nghi lễ rước tượng thần bảo hộ thành Thebes.
Một phần lễ khánh thành Đại lộ Nhân sư ở Ai Cập - Nguồn: ABC
TTO - Đoàn rước 22 xác ướp của các vị vua Ai Cập cổ đại (pharaoh) đã diễu hành xuyên trung tâm thủ đô Cairo, Ai Cập, để đến ngôi nhà mới vào đêm 3-4.
Xem thêm: mth.47602653162111202-iout-man-0003-us-nahn-ol-iad-hnaht-hnahk-pac-ia/nv.ertiout