vĐồng tin tức tài chính 365

Chứng khoán: Vì sao thanh khoản và điểm số không song hành quanh mốc 1.500?

2021-11-26 17:24

Nghịch lý này đã diễn ra trên sàn giao dịch chứng khoán HoSE trong hơn 3 tuần giao dịch vừa qua, cũng là thời điểm chỉ số VN-Index có phiên bứt phá ngoạn mục đạt đến đỉnh lịch sử 1.500 điểm.

Dòng tiền vẫn mạnh, nhưng thận trọng ở các phiên tăng điểm

3 tuần giao dịch vừa qua có lẽ là giai đoạn thanh khoản đạt mức cao nhất trên sàn HoSE từ hơn 20 năm qua. Cụ thể, từ đầu tháng 11 tới nay, nhiều phiên thị trường đạt thanh khoản ở mức “khủng”: Phiên ngày 3.11 đạt hơn 43.200 tỉ đồng; phiên ngày 11.11 đạt hơn 38.100 tỉ đồng; phiên ngày 19.11 đạt hơn 44.800 tỉ đồng;  phiên ngày 22.11 đạt thanh khoản hơn 36.500 tỉ đồng.

Bình quân/phiên của 4 phiên có thanh khoản cao nhất này đạt khoảng 40.650 tỉ đồng.

Tuy nhiên, thanh khoản mạnh nhất lại rơi vào các phiên thị trường điều chỉnh hoặc giảm khá mạnh, như 4 phiên đề cập ở trên.

Còn ngược lại, khi thị trường hồi phục và tăng điểm, thanh khoản của các phiên này lại sụt giảm, thậm chí sụt giảm mạnh. Theo thống kê, trong tuần giao dịch vừa kết thúc ngày 26.11, những phiên tăng điểm thanh khoản trên sàn HoSE giảm với mức giảm ít nhất hơn 10% và cao nhất hơn 30%.

Nhìn chung, thanh khoản của các phiên VN-Index tăng điểm ở mức dưới bình quân 10 phiên và 20 phiên. Chính vì thế, một số dự báo không lạc quan về điều này. Đơn cử, Công ty chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam cho rằng đó là dấu hiệu kém lạc quan, thậm chí tiêu cực.

Có nên quá lo lắng?

Theo lý giải của ông Đỗ Huy Khải – chuyên viên của sàn chứng khoán FPTS, các phiên giảm điểm kích hoạt thanh khoản tăng mạnh vì dòng tiền từ các nhà đầu tư cá nhân trong nước luôn chờ chực để bắt đáy.

Đó cũng là lý do để Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam đưa ra nhận định rằng, thị trường nếu có điều chỉnh trong giai đoạn hiện tại cũng khó có thể giảm sâu nhờ dòng tiền mạnh và luôn chờ chực.

Điều này đã được chứng thực trong 3 tuần giao dịch vừa qua. Chỉ số VN-Index có phiên với biên độ dao động lên tới khoảng 40 điểm, trong đó có thời điểm mức giảm điểm của VN-Index lên tới hơn 35 điểm, nhưng về cuối phiên đà giảm thu hẹp đáng kể.  

Trong khi đó, theo bà Bùi Thị Kim – Trưởng phòng kinh doanh của Yuanta Việt Nam, khi thị trường tăng điểm trở lại, nhà đầu tư nào đã không xả hàng trong các phiên rung lắc trước đó thì sẽ tiếp tục giữ hàng không bán ra vì chờ đánh lên, bên cạnh đó việc mua mới cũng thận trọng vì còn có tâm lý nghi ngờ nhịp hồi phục, tăng điểm.

Tuy nhiên, các phân tích của công ty chứng khoán bày tỏ sự lo lắng về tình hình trên chủ yếu xuất phát từ góc nhìn phân tích kỹ thuật. Còn trên thực tế, bình quân thanh khoản mỗi phiên trên sàn HoSE tính từ đầu tháng 11 tới nay đã đạt mức cao nhất trong lịch sử. Sự kỳ vọng quá nhiều vào thanh khoản cũng như điểm số cũng là một trong những yếu tố đưa ra các dự báo kém lạc quan.

Một thực tế khác, khi chỉ số VN-Index đã tiến gần đến ngưỡng điểm lịch sử 1.500 và rồi vượt qua ngưỡng này trong phiên ngày 25.11, các khuyến nghị hầu như đều tập trung khuyên canh chốt lời, hạ tỉ trọng, hạn chế mua mới và mua đuổi ở mức giá cao. Do đó, tâm lý giao dịch trên thị trường cũng bị tác động, khiến cho thanh khoản trên HoSE và chỉ số VN-Index không thể song hành.

Xem thêm: odl.011879-0051-com-hnauq-hnah-gnos-gnohk-os-meid-av-naohk-hnaht-oas-iv-naohk-gnuhc/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chứng khoán: Vì sao thanh khoản và điểm số không song hành quanh mốc 1.500?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools