vĐồng tin tức tài chính 365

Cần thời gian cho những vết đau

2021-11-28 12:20
Cần thời gian cho những vết đau - Ảnh 1.

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

1. Ngày vợ mất vì bệnh ung thư gan, anh ngồi thẫn thờ, dù biết đó là điều đã được báo trước kể từ khi chị có kết quả xét nghiệm K.

Những ngày chị bệnh, anh tất tả lo nhiều thứ, từ công việc đến con cái đi học, chăm cho vợ được tốt nhất. Bao nhiêu tiền tích lũy của hai vợ chồng đã bị vơi dần theo cơn đau của chị. Cũng may hai gia đình nội ngoại đều thương và có điều kiện chung sức, hỗ trợ anh chị vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.

Vợ mất, anh ôm hai con vào lòng, khóc nghẹn. Ai thấy cảnh đó cũng thương vì từ đây anh phải "mồ côi" vợ, trở thành "gà trống nuôi con". Nhiều người nói về hai trẻ mồ côi, rồi buột miệng: "Mồ côi cha ăn cơm với cá/ Mồ côi mẹ lót lá mà nằm". Anh không đủ sức để buồn thêm, chỉ lẳng lặng mà sống tiếp như lời hứa với người vợ quá cố mà mình yêu thương: sẽ lo cho hai con ăn học đàng hoàng.

"Hai vợ chồng tôi lúc đến với nhau khá thuận buồm xuôi gió, hai bên gia đình đều ủng hộ. Chúng tôi lại học chung trường, tuy khóa trước khóa sau và khác khoa nhưng cũng trải qua nhiều niềm vui. Cùng lập nghiệp và xây dựng mái ấm như mong ước" - anh kể về quãng hạnh phúc của mình. Có lẽ vì thế mà khi mất mát ập tới, nỗi đau càng lớn hơn. Anh tỏ ra cứng cỏi, nhưng có những khoảng riêng nhìn hình vợ, lại rơi nước mắt.

Anh sụt 3 - 4kg khiến các con lo lắng, nội ngoại nhủ khuyên, mãi đến hơn một năm sau anh mới cân bằng. Những ngày bình yên của mấy ba con thực sự đến khi anh tin rằng người ra đi không bao giờ muốn mình buồn, khổ. "Và việc mình sống tốt cũng là sống cho cả phần người đó nữa, cho cả gửi gắm yêu thương - anh ở lại lo cho con - của vợ mình", người đàn ông ngoài 40 bày tỏ.

2. Chị cũng "mồ côi" chồng một cách đường đột. Đó là một buổi tối cách đây vài năm. Khi anh chỉ còn mươi phút nữa về đến nhà theo thời gian thông thường hằng ngày thì chị nhận được cuộc gọi. Số điện thoại bàn từ bệnh viện gọi báo tin chồng bị tai nạn giao thông, đang cấp cứu.

Nghe xong, chị và con gái như chết đứng. Chị bắt taxi cùng con vào bệnh viện. Trên đường đi, cuộc gọi thứ hai từ bệnh viện báo tin anh từ trần. Chị ôm con khóc nghẹn. "Khoảnh khắc đó thật kinh khủng, tôi không chấp nhận được, nhất là khi chiều đó anh còn gọi về hỏi tôi đón con chưa, dặn tôi đi đường cẩn thận", chị kể mà không kìm được nước mắt.

Bây giờ chị đã bớt buồn. Vẫn còn cảm thấy lòng đau mỗi khi nghĩ về những ngày nồng ấm bên nhau. "Còn cha gót đỏ như son/ Đến khi cha chết gót con đen sì".

Người xưa vẫn hay nói về sự mất mát trụ cột gia đình sẽ ảnh hưởng lớn đến con cái, nhất là kinh tế, khiến con phải bươn chải khổ cực hơn. Chị cho biết cũng may là vị trí công việc của chị đủ để hai mẹ con không phải quá khó khăn.

Anh có bảo hiểm nên sau tai nạn, khoản tiền nhận được đã được chị lập thành sổ tiết kiệm để con gái không phải lo lắng tương lai.

Cuộc sống vắng đi tình thương của người chồng, người cha chắc chắn sẽ không trọn vẹn, nhưng không có nghĩa từ đó hai mẹ con tắt hết mọi niềm vui. Vì chị cũng hiểu được rằng người thương của mình tuy mất đi nhưng niềm mong muốn của họ với người thân thương luôn hiện diện. Đó là mong muốn vợ con luôn bình an, hạnh phúc.

3. Trong cuộc sống này, sinh tử vốn là lẽ đương nhiên. Vô thường là điều tất yếu. Những ngày dịch bệnh COVID-19 gây nhiều đau thương, trong đó có cướp đi người thân thương của rất nhiều người.

Mọi người nghĩ về những đứa trẻ phải mồ côi. Ai cũng thương trẻ con nhiều hơn, nhưng bên cạnh đó cũng có những người chồng người vợ mất đi người bạn đời. Nỗi đau buồn này là vô hạn. Họ cần thời gian để vượt qua. Và họ cũng cần những lời an ủi, nhắc nhở về việc sống tiếp một cách hạnh phúc, bình an cho người còn sống cũng như người ra đi...

Đừng cố gồng "lúc nào cũng ổn"

14a

Là bạn đời của nhau, nên khoảng trống sẽ càng lớn khi sự mất mát đến đột ngột, trong một tình huống bất ngờ. Thêm nữa, mức độ gắn kết, tình thương, niềm hạnh phúc của họ càng sâu thì sự hụt hẫng khi bạn đời "rời đi" càng cao.

Tuy nhiên, đôi khi chính bản thân họ cũng không nhận ra được điều này hoặc cố nén để cho vết đau đó âm ỉ gặm nhấm tâm hồn mình. Có những người trải qua thời gian dài mới bộc phát cơn đau mất mát trước đó, dù biểu hiện bên ngoài ai cũng tưởng họ đã vượt qua khi thấy họ lúc nào cũng... ổn. Sự khỏa lấp đó như cách che giấu vết thương khiến nó bị hoại tử, càng nguy hiểm hơn.

Do vậy, tôi cho rằng việc người trong cuộc "gọi tên nỗi đau", nhìn thẳng vào, biết rõ phút giây đó mình đang trong trạng thái nào để từng bước vượt qua. Khi "chạm mặt" cơn đau, bạn có thể chia sẻ với người khác - là người thân, bạn bè hoặc chuyên gia tâm lý - để có thể "xả" bớt năng lượng tiêu cực. Nó như cách người ta mở van xả khí khi bị yếm lại, tránh phản ứng nổ tung do quá căng.

Bên cạnh đó, thay vì ôm ấp nỗi đau, họ có thể trở về chăm sóc bản thân, dành thời gian cho chính mình, chăm sóc con cái thật tốt - cũng là cách để không lún sâu vào tâm lý tiêu cực.

Thêm nữa, các hội đoàn nơi có người gặp hoàn cảnh mất bạn đời/người thân, nhất là trong giai đoạn đại dịch COVID-19 bùng phát như thời gian qua, nên có các thăm hỏi và chăm sóc tinh thần. Đôi khi không cần khuyên gì cả, chỉ cần có sự lắng nghe họ chia sẻ, cởi bỏ bớt những nặng nề mà người ấy đang trải. Một việc nữa, cần hỗ trợ đời sống vật chất cho những gia đình có thân nhân đột ngột qua đời mà trước đó họ là người phụ thuộc. Đây là chiếc phao giúp vực dậy tinh thần sau mất mát mà họ trải qua, để họ và gia đình không rơi vào bế tắc.

ThS tâm lý VÕ HỒNG TÂM - T.KHÔI ghi

Cặp vợ chồng đi bộ về quê chịu tang mẹ được chốt kiểm soát dịch giúp đỡCặp vợ chồng đi bộ về quê chịu tang mẹ được chốt kiểm soát dịch giúp đỡ

TTO - Thấy cặp vợ chồng đi bộ giữa trời mưa từ Hà Nội về Hòa Bình chịu tang mẹ, tổ công tác liên ngành huyện Thanh Oai (Hà Nội) đã hỗ trợ kinh phí, rồi liên hệ tài xế cho họ đi nhờ xe về tận nhà để kịp chịu tang mẹ.

Xem thêm: mth.35653258172111202-uad-tev-gnuhn-ohc-naig-ioht-nac/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cần thời gian cho những vết đau”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools