Ngày 2/11, Bộ Tài chính cho biết, cho đến thời điểm hiện tại Bộ vẫn chưa nhận được báo cáo của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu về việc báo cáo chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam.
Bộ Tài chính cho biết, các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chưa gửi báo cáo chi phí gồm: Công ty cổ phần dầu khí Đông Phương, Công ty TNHH sản xuất thương mại Hưng Phát,Tổng công ty thương mại Sài Gòn - TNHH MTV, Công ty cổ phần tập đoàn Thiên Minh Đức, Công ty TNHH xăng dầu Tây Nam S.W.P, Công ty cổ phần nhiên liệu Phúc Lâm, Công ty TNHH Xăng dầu Giang Nam, Công ty TNHH Trung Linh Phát, Công ty cổ phần Phúc Lộc Ninh, Công ty TNHH Xăng dầu Vĩnh Long Petro.
Để kịp thời tổng hợp, rà soát và đánh giá, Bộ Tài chính đề nghị các đơn vị trên khẩn trương báo cáo các nội dung theo yêu cầu tại công văn số 10856/BTC-QLG về Bộ Tài chính chậm nhất trong ngày 3/11.
Bộ Tài chính cũng nhấn mạnh, các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo và chứng từ kèm theo.
Cùng ngày, Bộ Tài chính đã có văn bản số 11305, hỏa tốc yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp cung cấp thông tin theo đề nghị tại Công văn 10859 của Bộ này.
Bộ Tài chính cho biết, Bộ đã đề nghị Bộ Công Thương cung cấp thêm các thông tin số liệu cụ thể và đánh giá làm rõ mức độ biến động tăng bất thường của các khoản chi phí xăng dầu. Tuy nhiên đến nay, Bộ Tài chính chưa nhận được công văn của Bộ Công Thương.
Để đảm bảo tính kịp thời, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương phối hợp có công văn gửi Bộ Tài chính trước ngày 5/11 để có đủ cơ sở tổng hợp, đánh giá mức độ biến động, có phương án điều chỉnh theo quy định.
VTV.vn - Theo đánh giá, việc sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã phát huy tác dụng tích cực và hiệu quả trong việc tạo nên một "bước đệm" nhằm góp phần bình ổn giá.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!