Tính tới 21h11 theo giờ Hà Nội, Dow Jones giảm 111,84 điểm, tương đương 0,34%. S&P 500 giảm 19,95 điểm, tương đương 0,52% còn Nasdaq giảm 60,69 điểm, tương đương 0,56%. Diễn biến của thị trường cho thấy các nhà đầu tư đang chuẩn bị tinh thần cho quyết định cuối cùng của FED về lãi suất sau cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày.
FED dự kiến sẽ công bố một đợt tăng lãi suất 0,75% tiếp theo trong cuộc họp kết thúc rạng sáng nay theo giờ Hà Nội. Đây sẽ là lần thứ 4 liên tiếp FED tăng lãi suất với tốc độ này nhằm chống lại lạm phát cao. Các nhà đầu tư cũng đang tìm kiếm tín hiệu cho thấy Ngân hàng Trung ương sẽ làm chậm tốc độ tăng lãi suất trong kỳ họp tháng 12 tới.
Nhận định từ FED và những tuyên bố chính thức của Chủ tịc Jerome Powell sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giải mã chứng khoán Mỹ sẽ đi về đâu trong những tháng tới và liệu thị trường có thể bắt đầu một đợt tăng giá mới hay không. Trước đó, chúng khoán Mỹ đã tăng trở thành trong tháng 10, chấm dứt chuỗi 2 tháng giảm liên tiếp. Riêng Dow Jones tăng mạnh chưa từng có kể từng năm 1976.
“Chứng khoán Mỹ có tăng tiếp hay không phụ thuộc vào các chính sách của FED. Trong quá khứ, việc cắt giảm lãi suất chính là điều kiện tiên quyết để thị trường bắt đầu một đợt tăng giá mới. Tuy nhiên, dấu hiệu đó hiện vẫn chưa xuất hiện. Việc FED giảm đà tăng lãi suất không đồng nghĩa cơ quan này sẽ xoay trục chính sách”, Emmanuel Cau của Barclays cho biết.
Chính sách lãi suất của FED hiện không chỉ nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư mà còn cả từ giới chính trị Mỹ. Ngày 1/11, nhóm nghị sĩ Dân chủ đã gửi thư cho ông Powell, trong đó nhắc lại những quan ngại của các nhà đầu tư về việc FED đang tăng lãi suất qua nhanh cũng như yêu cầu ngân hàng Trung ương Mỹ giải trình các câu hỏi liên quan đến tác động của chính sách lãi suất với nền kinh tế.
Đây không phải lần đầu tiên FED, một cơ quan được hiến định để hoạt động độc lập, chịu sức ép từ bộ máy hành pháp và lập pháp. Trong quá khứ, người Dân chủ từng chỉ trích cựu Tổng thống Donald Trump khi ông gây áp lực cho người đứng đầu Cục Dự trữ Liên bang. Bây giờ, tới lượt người Dân chủ đang thực hiện điều đó trước thời điểm diễn ra cuộc bầu cử giữa kỳ.
Trong một diễn biến khác, Chính quyền Tổng thống Biden đã chính thức cung cấp khoản viện trợ 13 tỷ USD để giúp các gia đình Mỹ giảm hóa đơn năng lượng. Những người được hỗ trợ là các gia đình thu nhập thấp và trung bình. Bên cạnh đó, còn có những khoản trợ cấp cho hóa đơn tiền điện cũng như các biện pháp khuyến khích khác để giúp người dân Mỹ có thể tiết kiệm năng lượng.
Động thái này được mô tả là nỗ lực của Chính quyền Biden nhằm giảm chi phí năng lượng cho người dân trong bối cảnh thời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt do biến đổi khí hậu. Theo sáng kiến này, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh sẽ đưa ra 4,5 tỷ USD tài trợ cho Chương trình Hỗ trợ Năng lượng Gia đình có thu nhập thấp. Nó sẽ được dùng để thanh toán hóa đơn hoặc các khoản sửa chữa liên quan đến năng lượng cho các hộ gia đình. Chính quyền Biden cũng sẽ cung cấp khoảng 9 tỷ USD khác cho chương trình này.
Tham khảo: CNBC
Xem thêm: nhc.21360441220112202-def-ut-nit-iod-gnogn-gnourt-iht-ac-ihk-oas-ar-ym-naohk-gnuhc/nv.fefac