vĐồng tin tức tài chính 365

Có thể nào sống không ni lông?

2022-11-03 09:23
Có thể nào sống không ni lông? - Ảnh 1.

Khách chọn mua các loại ống hút bột, giấy, tre hoặc bằng inox để bảo vệ môi trường tại một trung tâm thương mại ở TP Thủ Đức - Ảnh: T.T.D.

 "... Đây, tặng cho một cái, lần sau nhớ đừng lấy túi ni lông".

Gọi ly nước uống, một cô sẽ gọi người phục vụ đến dặn tỉ mỉ: "Không dùng ống hút". Và rồi câu chuyện bên bàn cà phê sẽ xoay quanh những món bao bì vốn đang xuất hiện quanh chúng ta mọi lúc mọi nơi.

Liệu có cách nào không nhỉ?

Các cô bạn tôi xuýt xoa khi mở một gói bánh. Gói đã bằng bao bì ni lông dày dặn, màu sắc rực rỡ, bên trong mỗi chiếc bánh lại được bảo vệ bằng một túi ni lông nữa để khỏi ẩm, khỏi dính vào nhau. 

"Đương nhiên là phải thế rồi, liệu có cách nào khác không nhỉ?", một cô cầm cái bọc của chiếc bánh lên ngắm nghía, lẩm bẩm. "Có thể thay bằng giấy không?".

Rồi trái cây, mỗi trái ổi, trái mận mua về lại được bọc kỹ lưỡng bằng một túi ni lông, thêm cọng dây thun để chứng minh trái đã được bao gói bảo vệ kỹ lưỡng từ lúc "sơ sinh".

Nhiều lần đi chơi miệt vườn, chúng tôi cứ đứng ngẩn ngơ nhìn vườn ổi, vườn mận, vườn nhãn: những túi ni lông bọc từng trái trắng xóa trên cây. Mồ hôi người trồng trái đã đáng thương quý, nhưng những chiếc túi ni lông sau này không biết sẽ được tiêu hủy vào đâu lại đáng xót xa, suy nghĩ.

"Liệu có loại vật liệu nào đủ bền dai để bảo vệ trái cây, nhưng lại có thể tự tiêu hủy trong vài tháng, trong thời gian trái lớn lên đến thu hoạch không nhỉ?", cầm trái mận, trái ổi trên tay, chúng tôi hỏi nhau như vậy. "Chắc là phải có chứ, chỉ không biết có ai đã nghĩ đến hay chưa?".

Mơ về một chất liệu xanh mới

Trong chúng tôi không có ai làm trong ngành công nghệ vật liệu để nghiên cứu, nhưng mỗi lần được cầm một chiếc ly giấy, một chiếc hộp đựng thức ăn làm bằng bã mía, một chiếc ống hút bằng cỏ tranh, mỗi đứa chúng tôi đều thấy nhẹ người, cuộc hẹn tự nhiên thật thoải mái, vui vẻ, không vướng bận.

Và ngược lại, mỗi lần trên bàn xuất hiện chiếc bao ni lông, cái hộp xốp, mớ bao bì nhựa là cô bạn khó tính của tôi lại nhăn mặt phàn nàn, và câu chuyện sẽ lại xoay quanh những điều lẩn thẩn ngoài chuyên môn của mỗi đứa: Có chất liệu gì thay thế được những tiện lợi này?

Dẫu biết mình vẫn chưa làm được gì cho môi trường quanh mình ngoài những việc quá nhỏ bé của một cá nhân, nhưng nếu có thật nhiều người như các cô bạn tôi, chăm chăm nghĩ đến các loại bao bì bao gói rất nhỏ nhưng lại nhiều đến vô vàn quanh chúng ta, ắt sẽ có người tìm ra được cho chúng ta một loại vật liệu thay thế phù hợp với đất, với nước và rồi đến lúc nào đó, môi trường quanh chúng ta sẽ sạch hơn, xanh hơn.

Có người trồng cây gây rừng, có người sản xuất xăng xanh, xe điện, có người tái chế vật liệu, có người hạn chế sử dụng nhựa, và cũng sẽ có thêm nhiều người tìm ra các vật liệu bằng giấy, bằng bột, bằng lá, bằng xơ rơm... để thay thế ni lông đang bao phủ mọi sinh hoạt cuộc sống.

Các cô bạn tôi vẫn đang ngồi bàn bạc bên bàn cà phê như vậy, và biết đâu, ý tưởng này sẽ gặp được một nhà chuyên môn về vật liệu để tìm ra được một chất liệu xanh mới...

Ý tưởng khởi nghiệp xanh

thread1090_cover1 aa 1(Read-Only)

Cuộc thi "Chắp cánh khởi nghiệp xanh" do báo Tuổi Trẻ phối hợp đơn vị đồng hành là Công ty Hyundai Thành Công và Xi măng INSEE Việt Nam tổ chức. Cuộc thi mong muốn nhận được những ý tưởng sáng tạo, độc đáo về sản phẩm, dịch vụ trên mọi lĩnh vực. Đó có thể là những gợi mở, ý tưởng, đề xuất hay một dự án khởi nghiệp đã hình thành góp phần phát triển cá nhân hay chung tay phát triển xã hội xanh hơn, ý nghĩa hơn.

Ban giám khảo gồm đại diện Ban biên tập báo Tuổi Trẻ, các doanh nhân, chuyên gia trong lĩnh vực start-up... Bài dự thi tối đa 1.500 chữ, kèm hình ảnh, video là điểm cộng; có thể là thiết kế hình ảnh, video, powerpoint... chú thích nhưng phải có bài mô tả dưới 1.500 chữ kèm theo; chưa từng tham gia cuộc thi nào, chưa từng đăng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.

Bài dự thi gửi về địa chỉ email: khoinghiepxanh@tuoitre.com.vn. Thời gian nhận bài dự thi từ 15-9 đến hết ngày 15-12-2022. Lễ trao giải dự kiến cuối tháng 12-2022.

Giá trị giải thưởng:

Giải nhất trị giá: 30 triệu đồng;

Giải nhì trị giá: 20 triệu đồng;

Giải ba trị giá: 10 triệu đồng;

5 giải khuyến khích trị giá 5 triệu đồng mỗi giải.

Ý tưởng khởi nghiệp xanh: Ý tưởng khởi nghiệp xanh: 'Bác sĩ' của gấu bông

TTO - Là giảng viên thỉnh giảng chuyên ngành du lịch nhưng yêu gấu bông nên chị Huỳnh Thỵ Anh Chi (quận Phú Nhuận, TP.HCM) tận dụng thời gian rảnh để nhận sửa chữa, gắn xương cho những chú gấu bông.

Xem thêm: mth.17460058030112202-gnol-in-gnohk-gnos-oan-eht-oc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Có thể nào sống không ni lông?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools