"Một vài ngày lạnh sẽ khiến lượng khí đốt tiêu thụ tăng mạnh. Nhìn từ những năm trước, chúng tôi biết rằng khi thời tiết thực sự lạnh, các bể chứa sẽ nhanh chóng cạn kiệt khí đốt", tờ Der Spiegel dẫn lời người đứng đầu cơ quan mạng lưới Liên bang Đức Klaus Mueller hôm 4/11 cho hay.
Quan chức này nói thêm rằng Đức có thể vượt qua mùa đông, nhưng chỉ khi cả người dân và ngành công nghiệp cùng nỗ lực, giảm mức tiêu thụ khí đốt ít nhất 20%.
Đường ống Nord Stream 1 tại Lubmin, Đức. (Ảnh: Reuters)
Tháng trước, các ngành công nghiệp của Đức đã giảm tiêu thụ 27,4%, trong khi các hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân thậm chí còn giảm công suất sử dụng khí đốt xuống 42%. Tuy nhiên, ông Klaus Mueller cho rằng, điều đó có được là nhờ vào thời tiết ấm áp, và mọi thứ có thể thay đổi khi trời trở lạnh.
Tính đến ngày 2/11, các cơ sở dự trữ khí đốt của Đức đã đầy 99,3%. Con số này đủ để duy trì nguồn cung cấp cho nước này trong 10 tuần.
Đức cùng với các quốc gia EU khác, đã và đang giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga. Theo Ngoại trưởng Annalena Baerbock, tỷ trọng khí đốt Nga trong số năng lượng nhập khẩu của nước này gần đây đã giảm xuống còn 6-8%, trong khi vào năm 2021, hơn một nửa nguồn cung cấp khí đốt của Đức là từ Nga.
Để bù đắp sự thiếu hụt từ nguồn cung năng lượng Moskva, Berlin đã tập trung vào việc xây dựng các bến cảng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). Quốc gia này sẽ có hai nhà máy để tiếp nhận LNG từ đường biển vào cuối năm nay và hai nhà máy nữa vào tháng 5/2023. Tổng công suất dự kiến hàng năm khoảng 33 tỷ m3 khí đốt tự nhiên.
(Nguồn: RT)
Xem thêm: nhc.54194320150112202-tod-ihk-urt-uul-ohk-teik-nac-oc-yugn-oc-cud/nv.fefac