Giám đốc Đài phát thanh và truyền hình quốc gia dưới thời chính quyền Taliban, Ahmadullah Wasiq, ngày 6-11 chia sẻ bức ảnh chụp "ngôi mộ của Mullah Muhammad Omar", người sáng lập Taliban.
Phát ngôn viên Taliban Zabihullah Mujahid nói rằng các thủ lĩnh cấp cao của phong trào đã tham dự một buổi lễ tại khu mộ của Omar gần Omarzo, huyện Suri, tỉnh Zabul - Afghanistan ngày 6-11.
Ông Mujahid giải thích do "nhiều kẻ thù xung quanh và đất nước bị chiếm đóng nên ngôi mộ của Omar được giữ bí mật để tránh thiệt hại". Chỉ những thành viên thân thiết trong gia đình Omar mới biết nơi này.
Ngôi mộ được xây đơn giản bằng gạch trắng, dường như bao phủ bởi sỏi, bên ngoài là một chiếc lồng kim loại màu xanh lá cây. Ảnh: Hasht-E Subh Daily
Ngôi mộ được xây đơn giản bằng gạch trắng, dường như bao phủ bởi sỏi, bên ngoài là một chiếc lồng kim loại màu xanh lá cây.
Omar được cho là chết ở Pakistan năm 2013. Trước đó, Taliban đã mang chiếc xe của người này đi trưng bày và không tiết lộ ông ta chết như thế nào.
Nơi chôn cất người sáng lập Taliban được giữ bí mật suốt 9 năm qua. Tin đồn xoay quanh sức khỏe và nơi ở của Omar nổi lên sau khi Taliban bị hất cẳng năm 2001 bởi Mỹ can thiệp quân sự vào Afghanistan. Tháng 4-2015, Taliban thừa nhận Omar đã chết 2 năm trước đó.
Mullah Muhammad Omar. Ảnh: Rex Shutterstock
Omar, khoảng 55 tuổi nếu còn sống, thành lập Taliban vào năm 1993. Dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh này, Taliban thi hành luật cứng rắn và đưa ra các hình phạt công khai khắc nghiệt, bao gồm cả hành quyết và đánh đập.
Taliban trở lại nắm quyền ở Afghanistan từ tháng 8 năm ngoái sau khi lực lượng do Mỹ dẫn đầu rút khỏi đây.
Trong khi đó, các quan chức Taliban vừa bác bỏ thông tin ngôi mộ của anh hùng kháng chiến Ahmad Shah Massoud bị phá hoại. Ngôi mộ của Massoud làm bằng đá granit và đá cẩm thạch, nhìn ra thung lũng Panjshir đẹp như tranh vẽ và được các thành viên Taliban canh giữ.
Cư dân địa phương cho biết một nhóm người đã đập phá ngôi mộ. Truyền thông địa phương và mạng xã hội sau đó đăng tải đoạn video về ngôi mộ hoang tàn - chưa được xác minh. Một quan chức tỉnh Panjshir công bố đoạn video chứng tỏ ngôi mộ còn nguyên vẹn nhưng không quay toàn bộ ngôi mộ, đặc biệt là phần bị hư hại trong đoạn video gốc.
Xem thêm: nhc.23404910170112202-tagn-meihgn-ev-oab-nabilat-coud-om-iogn-tam-ib/nv.fefac