vĐồng tin tức tài chính 365

Thủ tướng thăm chính thức Campuchia: Kết nối thương mại, thúc đẩy chuỗi cung ứng

2022-11-09 10:37

Campuchia - Việt Nam: Tình bạn đích thực trong ASEAN

sam seun - hinh profile 2(Read-Only)

Mối quan hệ song phương Việt Nam - Campuchia có thể được mô tả là một quan hệ "giận mà thương".

Là những láng giềng kề cận, hai nước có một lịch sử dài quan hệ, hợp tác, cả những lúc cơm không lành canh không ngọt, và cùng có chung những bạn bè và đối thủ.

Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức vào ngày 24-6-1967.

Bất kể những thăng trầm trong quan hệ, đặc biệt vào những năm 1970 và 1980, Campuchia và Việt Nam đã vẫn có thể duy trì quan hệ thân tình trong suốt 40 năm qua.

Đáng nói hơn, khi mô tả về quan hệ hiện nay, cả hai nước đều thường xuyên nhắc tới những chữ này: "Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài".

Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ hai vào Campuchia chỉ sau Trung Quốc, bên cạnh các nước có giá trị hàng hóa xuất khẩu lớn khác tới Campuchia là Singapore, Thái Lan và Thụy Sĩ. Ngay cả trong đại dịch COVID-19, kim ngạch thương mại hai nước vẫn phát triển mạnh mẽ.

Năm 1999, khi Việt Nam là chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Campuchia đã được chào đón là thành viên cuối cùng tham gia tổ chức này. Việt Nam được ghi nhớ công lao vì đã cứu Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ vốn đã sát hại gần 2 triệu người dân xứ chùa tháp.

Kể từ khi gia nhập ASEAN, Campuchia đã hợp tác với Việt Nam và các nước ASEAN khác để thúc đẩy hòa bình, ổn định khu vực.

Mặc dù Việt Nam đã góp công giúp giải phóng Campuchia khỏi chế độ độc tài Khmer Đỏ, nhưng nhiều học giả phương Tây vẫn gắn nhãn cho việc này là một "sự xâm lược".

Sự thật lịch sử này không thể bị xuyên tạc, bị diễn giải sai hay bị chính trị hóa, và không được để nó bị lợi dụng để gây ra không khí thù địch và định kiến giữa người Việt Nam và người Campuchia.

Vì Campuchia và Việt Nam là hai láng giềng luôn cận kề nhau, có rất nhiều lợi thế cho sự hợp tác giữa hai bên trong thúc đẩy hòa bình, thịnh vượng cho cả hai nước.

Nhưng ngược lại, vẫn sẽ luôn có lúc tranh cãi giữa những láng giềng cạnh nhau vì điều này cũng giống như con người vậy. Ngay cả các cặp vợ chồng, những người được cho là sẽ mãi mãi bên nhau, nhưng đôi khi cũng cãi lộn vì chuyện nọ chuyện kia.

Những tranh cãi về biên giới còn tồn tại giữa hai nước bắt nguồn từ việc phân giới cắm mốc chưa hoàn thành, và đây là một trong những vấn đề chính còn tồn tại. Những khu vực biên giới chưa được xác định vẫn là vấn đề cần giải quyết.

Bất kể những khó khăn còn tồn tại trong quan hệ như vừa nêu, Việt Nam vẫn khẳng định sẽ ủng hộ Campuchia trong thời gian Phnom Penh là chủ tịch ASEAN. Các quan chức Việt Nam đã tới Campuchia để bày tỏ sự ủng hộ khi quốc gia này giữ cương vị chủ tịch ASEAN.

Chính phủ hai nước tiếp tục có những mối quan hệ rất hữu hảo. Rất nhiều sinh viên Campuchia đã được nhận học bổng tại Việt Nam ở các chuyên ngành khác nhau, và rất nhiều công dân Việt Nam đang làm việc tại Campuchia.

Dù thi thoảng chúng ta có những rắc rối, nhưng những vấn đề đó đều có thể giải quyết vì chúng ta không thể xóa bỏ biên giới hay sống biệt lập với nhau, cũng như môi với răng phải cùng tồn tại, vì sự phát triển và thịnh vượng của nhau.

Tìm kiếm một giải pháp để cùng tồn tại trong hòa bình ở mọi cấp độ là điều thiết yếu với cả Campuchia và Việt Nam, vì trời đất đã khiến họ là hai láng giềng ở sát vách nhau.

Nhìn chung, Campuchia và Việt Nam cần hành động để đẩy nhanh quá trình phân giới lãnh thổ nhằm giải quyết các khó khăn đã nêu. Chính phủ Campuchia cũng cần tìm kiếm những giải pháp cho vấn đề người nhập cư Việt Nam.

Hai chính phủ cũng cần tạo cơ chế để người dân hai nước có cơ hội hiểu thêm về nhau, vì đó là điều rất quan trọng để duy trì hòa bình và ổn định.

TS SEUN SAM (nhà phân tích chính sách thuộc Học viện Hoàng gia Campuchia)
- D.KIM THOA chuyển ngữ

Xem thêm: mth.1583847090112202-gnu-gnuc-iouhc-yad-cuht-iam-gnouht-ion-tek-aihcupmac-cuht-hnihc-maht-gnout-uht/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thủ tướng thăm chính thức Campuchia: Kết nối thương mại, thúc đẩy chuỗi cung ứng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools