vĐồng tin tức tài chính 365

Chất lượng không khí Hà Nội xấu, người dân nên làm gì?

2022-11-09 11:47
Chất lượng không khí Hà Nội xấu, người dân nên làm gì? - Ảnh 1.

Sáng 9-11 người dân quận Tây Hồ, Hà Nội đeo khẩu trang tập thể dụng cạnh hồ Tây - Ảnh: Q.THẾ

Chất lượng không khí đo được ở mức xấu tại Miền Bắc gồm có Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Dương với chỉ số PM2.5 (bụi mịn) duy trì ở ngưỡng 161 đến 172. Đáng chú ý đo tại đường Hùng Vương, TP Thái Nguyên (Thái Nguyên) chỉ số PM2.5 ở mức 194, tiến gần đến mức rất xấu (PM2.5 từ 201-300: Rất xấu).

Trung tâm quan trắc môi trường miền Bắc (Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, chất lượng không khí ở mức xấu có thể ảnh hưởng tới sức khỏe những người bình thường, nhóm nhạy cảm có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều hơn, tránh hoạt động ngoài trời.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, tiến sĩ Lê Hoàn, phụ trách Khoa Nội tiết - Hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, bụi mịn (particulate matter, viết tắt là PM) là các hạt bụi có kích thước siêu nhỏ, rất khó nhận biết. Bụi mịn gồm các phân tử vô cơ hoặc hữu cơ ở dạng lỏng hoặc rắn bay lơ lửng trong không khí. 

Theo kích thước, bụi mịn được chia thành nhiều loại khác nhau như PM20, PM10, PM5, PM2.5, PM1... trong đó bụi mịn PM2.5, bụi siêu mịn PM1 được coi là có ảnh hưởng nguy hại và lâu dài tới sức khỏe con người.

Theo chuyên gia, bụi mịn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe "tức thì" mà là nguy cơ tiềm ẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.

Chất lượng không khí Hà Nội xấu, người dân nên làm gì? - Ảnh 2.

Đây là ngày thứ 4 liên tiếp chất lượng không khí đo tại Hà Nội ở mức xấu - Ảnh: Q.THẾ

Bà Hoàn cho biết thêm: "Bụi mịn xâm nhập vào cơ thể qua cơ quan hô hấp và bị giữ lại tại niêm mạc đường thở (phế quản, phế nang). Vì vậy cơ quan chịu ảnh hưởng đầu tiên là hệ hô hấp. Bụi mịn có thể là nguyên nhân dẫn đến các đợt cấp của bệnh hô hấp mạn tính như viêm mũi xoang, viêm phế quản mạn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và bệnh hen".

"Về lâu dài, bụi mịn cũng là yếu tố nguy cơ gây các bệnh hô hấp mạn tính, thậm chí là ung thư phổi. Bên cạnh đó, bụi mịn cũng ảnh hưởng đến các hệ cơ quan khác như tim mạch, thần kinh và sức khỏe tâm thần. Chính vì vậy, những người có bệnh hô hấp mạn tính, trẻ em, người già cần hết sức lưu ý những ảnh hưởng của bụi mịn", bà Hoàn thông tin.

Để phòng tránh những ảnh hưởng của bụi mịn và ô nhiễm không khí, bà Hoàn khuyến cáo cần thường xuyên mang khẩu trang khi đi ra ngoài, đặc biệt là khi tham gia giao thông tại các nơi đô thị. Trồng thêm cây cảnh hoặc sử dụng các thiết bị lọc không khí trong nhà để giảm bớt phần nào những ảnh hưởng của bụi mịn.

Bên cạnh đó, đối với các bệnh nhân hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần phải tuân thủ, duy trì thuốc hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bệnh nhân có những triệu chứng khó thở, không thể tự kiểm soát được thì cần liên lạc với bác sĩ hoặc cơ sở y tế để được hỗ trợ, hướng dẫn các giải pháp khắc phục, phòng ngừa và cấp cứu cơn khó thở, tránh nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

Trước đó, ngày 8-11, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, tiến sĩ Hoàng Dương Tùng - chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam - cho biết nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí những ngày qua là do tình trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa ở Miền Bắc. Bên cạnh đó các hoạt động như: giao thông, xây dựng, xả thải ở khu công nghiệp, làng nghề... cũng chính là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí.

Nhiều tỉnh, thành Miền Bắc đang trải qua những ngày ô nhiễm không khí ở mức xấuNhiều tỉnh, thành Miền Bắc đang trải qua những ngày ô nhiễm không khí ở mức xấu

TTO - Theo Trung tâm quan trắc môi trường miền Bắc (Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường) ngày 8-11 nhiều tỉnh, thành phố có chất lượng không khí đo được ở mức xấu.

Xem thêm: mth.5142750190112202-ig-mal-nen-nad-iougn-uax-ion-ah-ihk-gnohk-gnoul-tahc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chất lượng không khí Hà Nội xấu, người dân nên làm gì?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools