vĐồng tin tức tài chính 365

Nhà văn Lê Lựu - Cánh chim báo bão

2022-11-10 09:23

Càng viết, thế sự trong lòng càng vơi bớt

Năm 1987, Lê Lựu cùng một đoàn nhà văn Việt Nam sang giao lưu ở Trường Viết văn Gorky, Matxcơva, Liên Xô.

Ký túc xá của trường đó ở rất xa trung tâm thành phố, khung cảnh khá buồn, nên anh Trần Đăng Khoa hay đưa Lê Lựu sang chơi ở ký túc xá của Viện Hàn lâm, nơi có nhiều người yêu thích tác phẩm của ông, đặc biệt là tiểu thuyết Thời xa vắng (1986) mới xuất bản trong nước mà đã được đưa sang chuyền tay trong giới nghiên cứu sinh.

Không có gì phải dè dặt khi nói rằng Lê Lựu là một trong những nhà tiểu thuyết quan trọng nhất đã chuẩn bị cho tư duy đổi mới trên con đường phát triển của văn học nước ta và khẳng định con đường đó không phải bằng lý thuyết mà bằng những tác phẩm đặc sắc của mình.

Nhà phê bình HUỲNH NHƯ PHƯƠNG

LÊ LỰU1

Nhà văn Lê Lựu

Biết Lê Lựu thích ngao du tìm hiểu nước Nga, anh Trần Đăng Suyền và tôi đưa ông đi dạo loanh quanh thành phố. Nhìn ông, tôi thấy rõ tính cách nhà quê nơi một nhà văn chân chất mà hiểu người, hiểu đời một cách nhạy bén.

Đi giữa chỗ đông người, ông có vẻ lúng túng, không tự tin khi giao tiếp, nhưng về nhà thì đưa ra những nhận xét tinh quái. Mỗi lần sắp bước lên thang cuốn của tàu điện ngầm, ông luôn có vẻ sợ hãi, nhưng không cho ai cầm tay, mà nói: "Cứ để tôi tập nhảy qua rãnh nước".

Lên đứng được trên bậc thang rồi, khuôn mặt ông mới hết căng thẳng. Có lẽ nhờ những lần "tập nhảy qua rãnh nước" đó mà sau này, trong chuyến đi Mỹ, ông dạn dĩ hơn chăng.

Hồi đó Lê Lựu bị bệnh đau dạ dày rất nặng. Một hôm nhóm bạn chúng tôi mời ông đến ăn tối, ông uống rượu hơi nhiều, rồi ngủ lại ở phòng tôi. Nửa đêm ông choàng dậy ôm bụng rên la làm tôi hoảng hồn, bật đèn tìm thuốc cho ông.

Từ đó đến sáng ông không chợp mắt phút nào mà vừa trăn qua trở lại, vừa nói đủ thứ chuyện trên đời. Dường như ông càng nói thì càng bớt đau, cũng như ông càng viết thì những nỗi khổ về đời tư và thế sự trong lòng ông càng vơi bớt.

Trong luận án bảo vệ năm 1990, khi so sánh văn học Việt - Nga thời Đổi mới, tôi có viết: "Tiểu thuyết Thời xa vắng là tâm sự của một thế hệ đã đánh mất tuổi thanh xuân và hạnh phúc vì không dám tự khẳng định mình.

Trong văn học Việt Nam đương đại, ý thức cá nhân chưa bao giờ sâu sắc đến thế như trong tác phẩm của Lê Lựu.

Cuốn tiểu thuyết nói với bạn đọc rằng, trong một thời điểm nào đó, con người đã sống không phải cuộc sống của bản thân, mà của một người khác, một người xa lạ với chính mình".

Nhà Việt Nam học N. Nikulin tán thành nhận xét này và đã trích dẫn trong tiểu luận "Vấn đề ý thức lịch sử và cá nhân" (1997) của ông.

Thời xa vắng với những nhân vật và vấn đề gây ám ảnh của nó, lại được dựng thành phim bởi đạo diễn tài năng Hồ Quang Minh, đã tạo ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc và che mờ những đóng góp khác của Lê Lựu: Mở rừng (1976), Ranh giới (1977), Chuyện làng Cuội (1991), Sóng ở đáy sông (1994)...

Riêng tôi, cuốn sách của Lê Lựu khiến tôi suy nghĩ nhiều nhất là truyện vừa Đại tá không biết đùa (viết năm 1987, xuất bản 1989), trong đó tác giả tái hiện tấn bi kịch gia đình mà lương tâm một viên chỉ huy can trường và nghiêm nghị phải đối mặt trong thời hậu chiến.

Không có gì phải dè dặt khi nói rằng Lê Lựu là một trong những nhà tiểu thuyết quan trọng nhất đã chuẩn bị cho tư duy đổi mới trên con đường phát triển của văn học nước ta và khẳng định con đường đó không phải bằng lý thuyết mà bằng những tác phẩm đặc sắc của mình.

HUỲNH NHƯ PHƯƠNG

Xem thêm: mth.46551558001112202-oab-oab-mihc-hnac-uul-el-nav-ahn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhà văn Lê Lựu - Cánh chim báo bão”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools