Trong bối cảnh các đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng phương án tự chủ tài chính lần đầu giai đoạn 2023 - 2025 theo Nghị định 60 của Chính phủ, hôm nay (11/11) Bộ Tài chính đã tổ chức hội thảo tiếp thu góp ý sửa đổi một số điểm của dự thảo nghị định này, trong đó đặc biệt nhấn mạnh các cơ chế nhằm khuyến khích nâng cao năng lực tự chủ của các đơn vị.
Cơ chế tự chủ toàn bộ vẫn có cách hiểu là sẽ không được tiếp nhận chi phí đầu tư từ ngân sách. Tuy nhiên, đại diện Bộ Tài chính khẳng định điều này là không đúng.
"Ví dụ như Bệnh viện K, Bệnh viện Bạch Mai, trong trường hợp Nhà nước giao nhiệm vụ xây dựng cơ sở A, trang bị máy B theo nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì ngân sách nhà nước vẫn hỗ trợ", ông Nguyễn Trường Giang, Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính, cho biết.
(Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)
Cơ chế giá dịch vụ sẽ được nâng lên từ nay cho tới năm 2025 để đảm bảo tính đúng, tính đủ.
"Như hiện nay, chúng ta cung cấp dịch vụ công theo giá thấp hơn chi phí, tức là chúng ta đang hỗ trợ cào bằng cho cả người giàu, người nghèo đều được hưởng hỗ trợ nhà nước như nhau", ông Nguyễn Trường Giang cho biết thêm.
Đơn vị có mức độ tự chủ thu chi càng cao, quyền tự chủ càng cao, điển hình là cơ chế tiền lương có thể như doanh nghiệp, nhưng trách nhiệm giải trình cũng ở mức tương ứng.
VTV.vn - Công nghiệp là ngành có tỷ lệ đóng góp lớn nhất đối với ngân sách và kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp, chiếm tới hơn 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.2010815111112202-pal-gnoc-peihgn-us-iv-nod-ohc-uhc-ut-neyuq-oac-gnan/et-hnik/nv.vtv