Một số vở kinh điển của sân khấu IDECAF sẽ được tái diễn tại Nhà hát Thanh Niên: Bí mật vườn Lệ Chi, Ngàn năm tình sử (ảnh trên, từ trái qua) và Tiên nga (ảnh dưới) - Ảnh: GIA TIẾN - DUYÊN PHAN
* Khi thông tin về Nhà hát Thanh Niên, ông đã chia sẻ nhà hát có nhiệm vụ lớn hơn một sân khấu kịch?
- Đây là nhà hát tôi mong muốn làm cho người trẻ, vì vậy tôi cố gắng lựa chọn và dành cơ hội cho những người trẻ với những phong cách thật trẻ trung. Có thế hệ kế thừa, sân khấu mới có thể tồn tại. Nhà hát không chỉ có kịch nói mà còn có nhạc kịch, cải lương, kịch thiếu nhi, kịch lịch sử...
* Chỉ trong khoảng một tiếng mở bán vé trên mạng, chín suất diễn của vở 12 bà mụ - vở đầu tiên công diễn tại nhà hát - đã bán sạch vé. Ông có cảm thấy bất ngờ với tình trạng "cháy vé" này?
- Tôi thật sự quá bất ngờ và hạnh phúc, bởi khán giả mua vé rất nhanh và lượng truy cập rất lớn. Đây là vở mở màn sự ra mắt của Nhà hát Thanh Niên và cũng là mở đầu sự kiện Ấn tượng 25 kịch Idecaf, diễn lại năm vở kịch tiêu biểu gồm 12 bà mụ, Tiên nga, Bí mật vườn Lệ Chi, Ngàn năm tình sử, Vua thánh triều Lê (dự kiến mỗi vở diễn từ 8 - 10 suất). Khởi đầu thật vui đó khiến chúng tôi có thêm động lực để vận hành nhà hát mới thật tốt.
* Khởi đầu này hứa hẹn việc tái diễn bốn vở còn lại sẽ rất thuận lợi?
- 12 bà mụ mang màu sắc náo kịch. Khán giả đợt này theo tôi quan sát có rất nhiều bạn tuổi teen. Họ là những người đã xem và mê các chương trình Ngày xửa ngày xưa của Idecaf giờ đã lớn và tiếp tục tìm xem kịch người lớn của chúng tôi. Điều đó chứng tỏ việc "nuôi" khán giả trong hơn 20 năm qua của Idecaf đã phát huy hiệu quả.
Tuy nhiên, tôi cũng vẫn lo lắng vì 12 bà mụ gần với phong cách Ngày xửa ngày xưa nên khán giả ủng hộ. Các vở còn lại dù được người trong nghề đánh giá cao nhưng hơi nặng tính chính kịch, không biết phản ứng của khán giả sẽ như thế nào?
* Nhà hát Thanh Niên về cơ sở vật chất vẫn còn hạn chế cho việc biểu diễn. Ông đã đầu tư như thế nào để đảm bảo tốt việc biểu diễn phục vụ khán giả?
- Tôi đầu tư kinh phí gần một tỉ đồng để sửa chữa, hoàn thiện nhà hát mới như bổ sung thêm 180 ghế mới, bổ sung ánh sáng, trang bị micro biểu diễn, sửa chữa phòng hóa trang - thay đồ, nâng cấp cách âm cửa...
* Và với nhà hát mới, ông tự tin mình có gì mới?
- Sau đợt diễn 12 bà mụ, chúng tôi đang chuẩn bị một vở nhạc kịch Em em chị chị (tác giả: Tuyết Mai, đạo diễn: Quốc Thịnh) dành cho người lớn và một vở nhạc kịch cho tuổi teen được cảm tác từ tác phẩm Thằng quỷ nhỏ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh do Hoàng Duẩn đạo diễn - dự kiến sẽ ra mắt vào tháng giêng.
Về cải lương, trước mắt tôi sẽ mời các vở diễn vừa đoạt giải và vở mới về diễn như Đêm trước ngày hoàng đạo, Vương quyền, Chuyện tình chàng Sa Mộc... Sau đó, chúng tôi khởi động làm vở cải lương xã hội Bí mật tám người đàn bà do đạo diễn trẻ Vũ Trần đạo diễn.
Kịch thiếu nhi sẽ làm lại các chương trình Ngày xửa ngày xưa diễn theo đợt. Những vở kịch lịch sử như Tiên Nga, Bí mật vườn Lệ Chi, Ngàn năm tình sử, Vua thánh triều Lê bên cạnh bán vé phục vụ khán giả thì sẽ làm gọn lại để diễn hợp đồng phục vụ học sinh - sinh viên.
Ông bầu Huỳnh Anh Tuấn cho biết bên cạnh Nhà hát Thanh Niên, sân khấu Idecaf, kịch rối thiếu nhi - múa rối nước và sân khấu cải lương Đồng ấu Bạch Long tại Nhà hát Nụ Cười (trong khuôn viên Cung văn hóa Lao động TP.HCM) vẫn hoạt động như bình thường.
TTO - Hồi 15, 16 tuổi tôi từng thi múa chung và chú ý đến bạn Thành Lộc vì bạn rất tài năng. Vốn là người rất yêu múa rối và thích chơi với trẻ con nên năm 1983 tôi thành lập Đoàn múa rối Nụ Cười.
Xem thêm: mth.39994919021112202-ert-iougn-ohc-hnad-tah-ahn-meht/nv.ertiout