Theo Hindustan Times, bệnh tiểu đường được biết là ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của một người, vì nó có thể khiến bạn có nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe. Khi lượng đường trong máu cao cũng sẽ gây hại cho mắt hoặc thận trong khi các vấn đề sức khỏe khác do bệnh tiểu đường gây ra, chẳng hạn như đau tim, đột quỵ, suy tim và thậm chí bệnh động mạch ngoại vi.
Vì vậy, điều cần thiết là bạn phải kiểm soát bệnh tiểu đường để có một cuộc sống lành mạnh, và thực hiện một số thủ thuật cần thiết sớm trong cuộc sống sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường một cách dễ dàng hơn.
Lựa chọn chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Ảnh: NHẬT LINH |
Tiến sĩ Samrat Shah, Chuyên gia Nội khoa tại Apollo Spectra ở Pune, đã gợi ý một số mẹo nhỏ mà thanh niên cần làm theo để tránh bất kỳ biến chứng nghiêm trọng nào do bệnh tiểu đường và có một cuộc sống khỏe mạnh.
Đừng quên tập thể dục hàng ngày
Hầu hết thanh thiếu niên và thanh niên không thể hoạt động đủ do lịch trình bận rộn. Cố gắng tập thể dục hàng ngày bằng cách đi bộ, tập yoga, bơi lội, đạp xe, tập gym, chạy bộ và cả thể dục nhịp điệu.
Bạn nên tập thể dục ít nhất 5 lần một tuần trong nửa giờ. Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường huyết bất thường đó.
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
Cần tránh ăn thức ăn có hàm lượng calo cao. Từ bỏ khoai tây, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn vặt, nhiều dầu mỡ và đồ hộp. Điều đó có nghĩa là bạn cần loại trừ pizza, mì ống, các mặt hàng bánh mì, món tráng miệng, đồ ngọt, cola và nước ngọt,...
Ăn với số lượng nhỏ trong khoảng thời gian đều đặn. Không nên quá đà trong khi ăn. Ăn trái cây tươi, rau, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, đậu lăng, đậu gà, yến mạch và quinoa.
Duy trì cân nặng tối ưu
Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, bao gồm tất cả các chất dinh dưỡng quan trọng sẽ đảm bảo rằng bạn có thể duy trì cân nặng tối ưu. Điều này giúp duy trì lượng đường huyết ở mức ổn định.
Giữ huyết áp và mức cholesterol trong tầm kiểm soát
Cố gắng theo dõi huyết áp và mức cholesterol của bạn theo đề nghị của bác sĩ. Chỉ dùng thuốc do bác sĩ kê đơn. Những yếu tố này liên quan đến lượng đường trong máu bất thường và có thể gây ra các bệnh tim mạch.
Giảm căng thẳng
Căng thẳng có thể dẫn đến lượng đường trong máu bất thường. Vì vậy, hãy cố gắng chống lại căng thẳng bằng cách thiền định hoặc thực hiện các hoạt động mà bạn thích. Bạn có thể vẽ tranh, làm vườn, nấu ăn, nghe nhạc, học một ngôn ngữ mới, hoặc thậm chí chơi một nhạc cụ, theo Hindustan Times.