vĐồng tin tức tài chính 365

Gia đình trong phim ảnh: Rạn nứt và chữa lành

2022-11-13 13:00
Gia đình trong phim ảnh: Rạn nứt và chữa lành - Ảnh 1.

Cảnh trong các phim Ẩm thực nam nữ - Ảnh: ĐPCC

Hôm 12-11, hội thảo "Chuyển biến của hạt nhân xã hội toàn cầu: Nghĩ về gia đình qua điện ảnh Đài Loan" được Gặp gỡ mùa thu và Đại học Fulbright Việt Nam chủ trì với sự hỗ trợ của Văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội.

Hội thảo phân tích những bộ phim nổi bật của hai nền điện ảnh Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) nhằm rút ra những điểm chung, phổ quát.

Gia đình trong phim ảnh: Rạn nứt và chữa lành - Ảnh 2.

Đạo diễn Phan Đăng Di, nhà sáng lập Gặp gỡ mùa thu, phát biểu giới thiệu hội thảo - Ảnh: Ban tổ chức

Rạn nứt mô hình gia đình truyền thống

Thạc sĩ Hoàng Dạ Vũ, giảng viên Đại học Sân khấu Điện ảnh, chỉ ra sự rạn nứt mô hình gia đình truyền thống trong xã hội hiện đại châu Á qua hai phim Thưa mẹ con đi (Trịnh Đình Lê Minh, Việt Nam) và Ẩm thực nam nữ (Lý An, Đài Loan).

Mô hình gia đình truyền thống được củng cố bởi ba yếu tố: Quy mô gia đình (có nhiều thành viên, thế hệ); Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái mang tính tôn ti, tuân thủ, phụng dưỡng, chăm sóc, có trách nhiệm với dòng họ tổ tiên; Khuôn mẫu giới trong gia đình.

Cảnh ông bố nấu ăn đầy công phu trong 'Ẩm thực nam nữ' - Video: ĐPCC

Trong hai bộ phim được khảo sát, các yếu tố trên lần lượt được phá bỏ. Đầu tiên, các gia đình lớn được chia tách thành những gia đình nhỏ. Cha mẹ không còn toàn quyền quyết định số phận và tương lai con cái.

Cha mẹ cũng dần thoát khỏi những ràng buộc khuôn khổ, họ cũng có cuộc sống riêng và những hạnh phúc riêng của mình. Đồng thời, hai phim thể hiện sự biến đổi về vai trò giới và khuôn mẫu giới trong gia đình.

Ẩm thực nam nữ lấy bối cảnh ngôi nhà ở Đài Bắc thời hiện đại, nằm giữa một đô thị ồn ào xô bồ, nhưng ngôi nhà vẫn giữ những nét truyền thống, cổ kính. Xung đột giữa người cha góa vợ và ba cô con gái thể hiện rõ qua những bữa ăn. 

Khi người cha muốn giữ khư khư truyền thống thì con cái muốn thoát ly, khẳng định bản thân. Cả ba con gái đều đã đến tuổi lấy chồng, đều mong có gia đình riêng, tiết kiệm tiền để ra ở riêng. Đó là xu hướng không thể tránh được.

Thưa mẹ con đi cũng có xu hướng như vậy khi người con trai đưa bạn trai về nhà giới thiệu với gia đình. Điều anh mong muốn là bày tỏ với mẹ về xu hướng tính dục của mình, khiến mẹ công nhận bạn đời và đón mẹ sang Mỹ sống.

Các cảnh bữa ăn trong Thưa mẹ con đi cũng thể hiện rõ tình cảm ngầm giữa hai chàng trai. Sự tinh tế của người mẹ giúp bà nhận ra mối quan hệ giữa họ, ẩn chứa giằng xé của bà giữa tình yêu và trách nhiệm, giữa truyền thống và hiện đại.

Nhưng bàn ăn gia đình cũng là nơi thể hiện sự hòa giải. Trong cả hai phim, đạo diễn đều đưa ra thông điệp là xung đột hoàn toàn có thể dung hòa. Cuối cùng, yêu thương, thấu hiểu, chấp nhận vẫn là chìa khóa cho hành trình chữa lành của những rạn nứt trong mỗi gia đình.

Gia đình trong phim ảnh: Rạn nứt và chữa lành - Ảnh 4.

Cảnh trong các phim Dear Ex - Ảnh: ĐPCC

Khi gia đình lệch chuẩn

Tiến sĩ Đào Lê Na (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM) chỉ ra khía cạnh lệch chuẩn của gia đình trên màn ảnh. Phim ảnh góp phần thay đổi những quan niệm cũ trong Nho giáo, thứ ảnh hưởng lên cả hai xã hội Việt Nam và Đài Loan.

Các bộ phim Thưa mẹ con đi (Việt Nam) và Dear Ex (Đài Loan, Trung Quốc) đều có yếu tố lệch chuẩn thông qua nhân vật chính là người đồng tính và có sự kháng cự quy chuẩn Nho giáo. Và trong cả hai phim là sự kháng cự cơ chế phụ hệ bằng mẫu hệ. Khi những người bố vắng mặt, những người phụ nữ sẽ nhận lãnh vai trò mới.

Gia đình trong phim ảnh: Rạn nứt và chữa lành - Ảnh 5.

Cảnh trong các phim Thưa mẹ con đi - Ảnh: ĐPCC

Tiến sĩ Hoàng Cẩm Giang (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội) nghiên cứu trào lưu thanh xuân vườn trường, ngôn tình đô thị trong điện ảnh Đài Loan và châu Á, với các đại diện My Sunshine, Our Times, A love so beautiful, A little thing called love..., các phim truyền hình Hậu duệ mặt trời, Someday or One Day, Fall In Love At First Kiss...

"Nhân vật nam chính là nhân vật trung tâm, niềm hy vọng của cả gia đình và xã hội. Sự nam tính của họ được thiết lập theo khuôn mẫu, trẻ giỏi giang, đạt kỳ vọng của gia đình xã hội, trở thành hình mẫu thủ lĩnh những xu hướng trong xã hội" - chị nói.

Nhưng đại diện mới của điện ảnh Đài Loan như A brighter summer day (Dương Đức Xương) hay A Sun (Chung Mạnh Hoành) đều có mô típ về ánh sáng, mặt trời và tuổi trẻ. Ý niệm phải có hào quang, tỏa sáng, hoàn hảo gắn vào những nhân vật nam chính, gây nên những nội thương, băn khoăn, day dứt.

a time

Cảnh phim A time to live, a time to die - Ảnh: ĐPCC

Hầu Hiếu Hiền làm phim từ bi kịch gia đình

Nguyễn Khắc Ngân Vi, thạc sĩ tại Đại học Phúc Đán, Trung Quốc, nhận định về Hầu Hiếu Hiền - nhà làm phim với những tác phẩm kinh điển về gia đình: "Khi nói về phim A time to live, a time to die, Hầu Hiếu Hiền tiết lộ một sự thật mà ông không đem lên màn ảnh, đấy là trên cổ mẹ ông có một vết thẹo dài, nó là dấu tích của việc tự tử. Sau này, có lần bà còn lao ra biển...

Hoàn cảnh gia đình ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình trưởng thành và cả việc làm phim của Hầu Hiếu Hiền, nó thể hiện qua sự chật vật trưởng thành của nhân vật chính A Hiếu trong bộ phim A time to live, a time to die".

Phim về bạo lực gia đình đoạt giải Cánh diềuPhim về bạo lực gia đình đoạt giải Cánh diều

TTO - Tối 13-9, lễ trao giải Cánh diều lần thứ 19-2021 diễn ra tại thành phố biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Giải Cánh diều vàng dành cho phim truyện lần lượt thuộc về Đêm tối rực rỡ (điện ảnh) và Thương ngày nắng về, 11 tháng 5 ngày (truyền hình).

Xem thêm: mth.3413920131112202-hnal-auhc-av-tun-nar-hna-mihp-gnort-hnid-aig/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Gia đình trong phim ảnh: Rạn nứt và chữa lành”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools