vĐồng tin tức tài chính 365

Doanh nghiệp bị hạn chế sức cạnh tranh vì chi phí logistics “neo” cao

2022-11-15 08:11

Xăng dầu “leo thang” kéo theo chi phí logistics

Tại buổi ra mắt Hiệp hội Logistics Hà Nội (HNLA) mới đây, ông Trần Đức Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Quốc tế Delta, Chủ tịch HNLA cho biết: “Chi phí logistics cao trong tổng GDP đang làm hạn chế sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Thực trạng này bắt nguồn từ cơ cấu nền kinh tế cũng như các lý do đến từ hiệu quả thấp của hoạt động logistics tại Việt Nam, quy mô hoạt động chưa tối ưu của doanh nghiệp logistics”.

Theo ông Trần Đức Nghĩa, chi phí logistics cao tại Việt Nam cũng có nguyên nhân đến từ quy hoạch logistics chưa được quan tâm đúng mức trong nhiều thập kỷ qua và cả những nguyên nhân đến từ thể chế chính sách.

Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLA) cho rằng: Chi phí logistics đang ở mức cao gây khó khăn cho các doanh nghiệp của Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

“Giá vận chuyển hàng hóa gần 2 năm qua liên tục tăng khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất vì các chi phí đều được cộng vào giá thành của sản phẩm. Phí vận chuyển đi châu Âu, Mỹ tăng gấp nhiều lần so với thời điểm chưa xảy ra dịch Covid-19 nhưng giá bán hàng chỉ tăng nhẹ”, đại diện một doanh nghiệp tại Đồng Nai than thở.

Không chỉ chi phí logistics tăng, thời gian vận chuyển hàng hóa cũng kéo dài thêm 1,5 - 2 lần so với thời điểm đầu năm 2020. Đơn cử trước đây, doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng đường biển sang Hoa Kỳ mất từ 30 - 35 ngày nhưng hiện tăng lên 45-60 ngày. Do vậy, hầu hết các doanh nghiệp đều đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các đơn hàng để bù cho khoảng thời gian vận chuyển có thể tăng thêm.

Theo ông Lê Quang Trung, Phó Chủ tịch VLA, trong cơ cấu chi phí logistics, chi phí cho vận tải chiếm tỷ trọng rất lớn trong đó, chi phí xăng dầu chiếm 60 - 65% chi phí vận tải. Do vậy, khi xăng dầu “leo thang”, chi phí logistics tại Việt Nam tăng mạnh. Ngoài chi phí xăng dầu, chi phí thuê container rỗng cũng tăng mạnh trong thời gian qua khiến không chỉ doanh nghiệp trong nước mà cả doanh nghiệp xuất khẩu cũng gặp rất nhiều khó khăn”.

Kinh tế vĩ mô - Doanh nghiệp bị hạn chế sức cạnh tranh vì chi phí logistics “neo” cao

 Khi xăng dầu “leo thang”, chi phí logistics tại Việt Nam tăng mạnh. 

Trao đổi với Báo Tin tức, ông Bùi Thanh Bình - Tổng Thư ký Hiệp hội Logistics Hải Phòng (HPLA) thừa nhận: Thời gian gần đây, lượng hàng hoá sụt giảm nghiêm trọng do tình hình lạm phát thế giới tăng mạnh; xung đột Nga - Ukraine vẫn căng thẳng nên cung cầu hàng hoá trên thế giới giảm dẫn đến đơn hàng, sức mua tiêu dùng của người dân thấp dẫn đến sản xuất cũng giảm theo.

“Kinh tế thế giới khó khăn, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Dự báo từ nay tới cuối năm, sản lượng hàng hoá còn giảm nữa. Giá xăng dầu lên xuống thất thường nên hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp logistics khó khăn rất nhiều. Do vậy lúc này, các doanh nghiệp phải tranh thủ cải tiến quy trình hoạt động; áp dụng chuyển đổi số mà Chính phủ đang thúc đẩy; tăng cường đào tạo quản trị nội bộ doanh nghiệp để vượt qua giai đoạn khó khăn này”, ông Bùi Thanh Bình cho biết.

Đề xuất nhiều giải pháp cắt giảm chi phí logistics

Trong bối cảnh việc đứt gãy chuỗi cung ứng trên toàn cầu chưa thể khôi phục trong một sớm một chiều, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng: Giá cước vận chuyển sẽ chưa hạ nhiệt ngay lập tức. Hơn nữa, chi phí lưu kho bãi cũng tăng hơn 20% do nhu cầu lưu kho bãi tăng trong khi nguồn cung chưa đủ đáp ứng, nhân lực thiếu và giá bất động sản tăng cao… Điều này đòi hỏi phải có những giải pháp ứng phó để hạ nhiệt logistics giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Để giải quyết những vấn đề cụ thể của logistics Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 và Quyết định 221/QĐ-TTg ngày 22/2/2021 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 với mục tiêu cuối cùng là tăng hiệu quả hoạt động logistics, giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cho doanh nghiệp logistics.

“Hà Nội, với tư cách là một trong hai trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước cần phải đi đầu trong việc thực hiện các Quyết định 200/QĐ-TTg và 221/QĐ-TTg của Thủ tướng nhằm hoàn thiện hạ tầng logistics, xây dựng đội ngũ doanh nghiệp dịch vụ logistics hoạt động hiệu quả, chuyên nghiệp, qua đó góp phần giảm chi phí logistics, tăng năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế”, Chủ tịch HNLA cho biết.

Theo đó, quan trọng nhất là phải thúc đẩy kết nối các loại hình hoạt động logistics, vận tải đa phương thức, quy hoạch và xây dựng các trung tâm logistics cấp quốc gia và khu vực, liên kết các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ logistics trên địa bàn Hà Nội, đóng góp vào sự phát triển của ngành logistics cả nước.

Để giảm chi phí logistics hỗ trợ doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh, Việt Nam cần xây dựng một hệ thống giao thông đồng bộ, liên hoàn, liên kết, trong đó phát huy được vai trò chủ đạo của đường sắt - phương tiện vận tải có năng lực vận chuyển khối lượng lớn, tốc độ nhanh, chi phí thấp…

Kinh tế vĩ mô - Doanh nghiệp bị hạn chế sức cạnh tranh vì chi phí logistics “neo” cao (Hình 2).

Để giảm chi phí logistics hỗ trợ doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh, Việt Nam cần xây dựng một hệ thống giao thông đồng bộ, liên hoàn, liên kết. 

Ông Bùi Thanh Bình kiến nghị: Chính phủ có những chính sách điều tiết giá xăng dầu, giảm phụ phí xăng dầu hơn để hỗ trợ doanh nghiệp bởi 2 năm đại dịch, “sức khoẻ” của doanh nghiệp kiệt quệ. Để cắt giảm chi phí, phía doanh nghiệp và Chính phủ cần có biện pháp tổng thể, rà soát các thủ tục hành chính, cắt giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành để tháo gỡ khó khăn cho doanh. “Về phía doanh nghiệp cũng cần áp dụng công nghệ tiên tiến, áp dụng phần mềm để làm sao có các giải pháp tối ưu hoá trong quá trình vận chuyển hàng hoá chiều đi và về”, đại diện Hiệp hội Logistics Hải Phòng cho biết.

Mặc dù, Việt Nam có nhiều loại hình vận chuyển bằng đường sắt, đường biển, đường bộ và hàng không nhưng hạ tầng kết nối giữa các phương thức vận chuyển còn chưa đồng bộ. Do vậy, Chính phủ cần xây dựng điểm kết nối điểm trung chuyển mới tạo thuận lợi cho doanh nghiệp logistics.. 

Trao đổi với Báo Tin tức, ông Lê Quang Trung, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) cho biết: Để giảm chi phí logistics, VIMC đã tăng thêm tần suất các chuyến tàu đưa vào các cảng, gần nơi có nguồn hàng cũng như hợp lý hoá quy trình về giao nhận trên nền tảng công nghệ. 

“Bên cạnh tổ chức hợp lý hoá trong chuỗi cung ứng trong tổ chức sản xuất; vấn đề kết nối hạ tầng; vấn đề phát triển các phương thức vận tải mới cũng như đẩy mạnh vận tải đường sắt, đặc biệt tổ chức các tuyến vận tải thuỷ nội địa để kết nối tuyến quốc tế, đó là mới giải pháp căn cốt trong tiết giảm chi phí doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng, nền kinh tế nói chung”, ông Lê Quang Trung cho biết.

Đại diện VIMC cho biết: Để các trung tâm kinh tế, các khu công nghiệp phát huy được tối ưu vai trò trong chuỗi lưu thông, rất cần sự kết nối đa phương thức, không chỉ là giao thông đường bộ mà cần kết hợp các phương thức vận tải hàng không, đường sắt và các tuyến kết nối đường thuỷ nội địa và các tuyến quốc tế.

“Cá nhân tôi đánh giá, vận chuyển đường sắt là phương thức tối ưu nhất về mặt chi phí theo đơn giá. Về dài hạn kết nối đường sắt là giải pháp căn cốt trong vấn đề kết nối giữa trung tâm các khu công nghiệp với các hệ hệ thống cảng hàng không và cảng biển”, lãnh đạo VIMC cho biết.

Ngành logistics Việt còn rất nhiều tiềm năng 

Theo bảng xếp hạng của Agility 2022, thị trường Logistics Việt Nam được xếp hạng thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu. Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) giai đoạn 2022 – 2027 của thị trường logistics Việt Nam được dự báo đạt mức 5,5%, song hành cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của cả nền kinh tế sau đại dịch Covid với GDP sau 9 tháng đầu năm 2022 đạt mức 8,93%.

Theo thông tin từ Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), hiện nay, thị trường logistics Việt Nam đang có sự tham gia của khoảng hơn 5.000 doanh nghiệp. 

Trong đó, 89% doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ; 10% là doanh nghiệp liên doanh và 1% doanh nghiệp 100% có vốn nước ngoài cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia, với các tên tuổi lớn trong danh sách 50 công ty logistics lớn nhất thế giới như: Kuehne + Nagel, DHL Supply Chain & Global Forwarding, DSV, DB Schenker… 

Sự lên ngôi của các xu hướng vận chuyển, logistics và chuỗi cung ứng mới trong nền kinh tế số đã giúp Việt Nam trở thành một thị trường mới nổi đầy tiềm năng. Đặc biệt, sự bùng nổ của thương mại điện tử tại Việt Nam với các “ông lớn” như Shopee, Lazada hay Tiki… đã trở thành một cơ hội đầy tiềm năng để các tập đoàn đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng kho vận hiện đại đồng hành cùng các doanh nghiệp trong việc phát triển chuỗi cung ứng.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp logistics Việt Nam cũng từng bước chuyển mình, đẩy mạnh đầu tư các cơ sở hạ tầng, kho bãi hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ mới… gia tăng thị phần và tham gia chủ động vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Hương Anh (tổng hợp) 

Xem thêm: lmth.453085a-oac-oen-scitsigol-ihp-ihc-iv-hnart-hnac-cus-ehc-nah-ib-peihgn-hnaod/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Doanh nghiệp bị hạn chế sức cạnh tranh vì chi phí logistics “neo” cao”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools