Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 15/11 tăng 300.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, giá vàng SJC tại Hà Nội vào cuối ngày hôm nay đã giảm 100.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 66,70 – 67,72 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ nhích nhẹ 0,3 USD lên mức 1.771,6 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích nhẹ và lên trên 1.775 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 106,01 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 15/11 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.677 đồng/USD, giảm 1 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.610 – 24.860 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên 16.600 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục nhích nhẹ và lên trên 16.800 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,83 USD (-0,97%), xuống 85,04 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,66 USD (-0,71%), xuống 92,71 USD/thùng.
VN-Index tiếp tục giảm sâu
Thị trường vẫn chưa thoát khỏi trạng thái ảm đạm, VN-Index liên tục phá đáy năm và có thời điểm rớt về sát ngưỡng 900 điểm trước khi bật hồi đôi chút về cuối phiên.
Diễn biến phiên chiều cũng không có nhiều biến chuyển, khi áp lực bán tháo vẫn diễn ra ồ ạt khiến thị trường chìm trong sắc đỏ với hàng trăm mã nằm sàn.
Mặc dù thực tế, thị trường tăng mạnh thì sẽ có giảm, đó là quy luật và không có gì là tăng mãi mãi, nhưng với diễn biến thị trường liên tục giảm mạnh vừa qua, dường như tâm lý nhà đầu tư đang ngày càng tiêu cực hơn.
Điều gì có thể ngăn thị trường rơi lúc này đang là niềm hy vọng của giới đầu tư. Có thể những biện pháp can thiệp như trong lịch sử trước trước đây đã từng sử dụng vào năm 2008, khi VN-Index mất hơn 55% chỉ trong vòng 6 tháng có được tính đến?.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 74,39 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng 1.218,86 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 15/11: VN-Index giảm 29,14 điểm (-3,1%), xuống 911,9 điểm; HNX-Index giảm 7,66 điểm (-4,18%), xuống 175,78 điểm; UPCoM-Index giảm 3,51 điểm (-5,25%), xuống 63,3 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall giảm trong phiên thứ Hai (14/11), khi đầu tư chững lại tiếp nhận một loạt tin tức kinh tế và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các chỉ số chứng khoán chính rút khỏi mức đáy sau khi Phó Fed, bà Lael Brainard, cho biết Fed có thể sớm giảm tốc độ nâng lãi suất, mang lại sự an ủi cho thị trường.
Mùa báo cáo kết quả lợi nhuận quý III sẽ tiếp tục, với sự nhấn mạnh nhiều vào các công ty bán lẻ. Walmart, Home Depot, Target, Lowe’s, Macy’s và Kohl’s đều dự kiến công bố kết quả kinh doanh trong tuần này.
Kết thúc phiên 14/11, chỉ số Dow Jones giảm 211,16 điểm (-0,63%), xuống 33.536,70 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 35,68 điểm (-0,89%), xuống 3.957,25 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 127,11 điểm (-1,12%), xuống 11.196,22 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng nhẹ, khi các nhà đầu tư túc tắc mua vào những cổ phiếu giảm giá, ngay cả khi dữ liệu cho thấy sự suy giảm bất ngờ trong nền kinh tế.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,1%, lên 27.990,17 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,37% lên 1.964,22 điểm.
Nền kinh tế Nhật Bản bất ngờ suy giảm lần đầu tiên trong vòng một năm vào quý III, do nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu, đồng yên yếu và chi phí nhập khẩu tăng mạnh đã gây thiệt hại cho tiêu dùng hộ gia đình và hoạt động kinh doanh.
Phiên này, cổ phiếu Recruit Holdings đã giảm 6,67% để trở thành cổ phiếu giảm sâu nhất trên Nikkei 225, sau khi báo cáo thu nhập nửa đầu năm khiến các nhà đầu tư thất vọng.
Lĩnh vực ngân hàng tăng 2,31% nhờ Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui (SMFG) và Tập đoàn tài chính Mizuho báo cáo lợi nhuận quý II cao.
Chứng khoán Trung Quốc tăng, dẫn đầu là các công ty bán dẫn và internet trước những dấu hiệu giảm bớt căng thẳng Trung Quốc-Mỹ.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 1,64% lên 3.134,08 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 1,9% lên 3.865,97 điểm.
Một dấu hiệu tích cực tại hội nghị thượng đỉnh các quốc gia G20 giữa ông Biden và Tập Cận Bình, trong đó hai nhà lãnh đạo cam kết liên lạc thường xuyên hơn bất chấp nhiều khác biệt của họ.
Các động thái gần đây của chính quyền Trung Quốc nhằm nới lỏng một số biện pháp hạn chế COVID và cung cấp hỗ trợ tài chính cho thị trường bất động sản cũng củng cố tâm lý.
Chứng khoán Hồng Kông tăng nhờ nhóm cổ phiếu công nghệ hồi phục mạnh.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 4,1% lên 18.343,12 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 4,84% lên 6.269,29 điểm.
Những gã khổng lồ công nghệ niêm yết tại Hồng Kông tăng vọt 7,3%, đưa mức tăng trong tháng này lên 33,7%. Trong đó, cổ phiếu lớn là Alibaba và Tencent đều tăng hơn 10%.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng, ảnh hưởng tích cực thị trường chứng khoán Trung Quốc, mặc dù mức tăng bị hạn chế do áp lực chốt lời tiếp tục diễn ra.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 5,68 điểm, tương đương 0,23% lên 2.480,33 điểm.
Trong số các cổ phiếu lớn, gã khổng lồ công nghệ Samsung Electronics tăng 0,81% và SK Hynix tăng 0,77%, nhưng các nhà sản xuất pin LG Energy Solution và Samsung SDI lần lượt mất 1,32% và 5,4%.
Kết thúc phiên 15/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 26,70 điểm (+0,1%), lên 27.990,17 điểm, Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 50,68 điểm (+1,64%), lên 3.134,08 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 723,41 điểm (+4,11%), lên 18.343,12 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 5,68 điểm (+0,23%), lên 2.480,33 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Ngành ngân hàng sẵn sàng ứng phó với nợ xấu
Trong khi tích cực trích lập dự phòng và xử lý các khoản nợ xấu phát sinh trong đại dịch Covid-19, ngành ngân hàng vẫn sẵn sàng ứng phó với rủi ro nợ xấu tiếp tục gia tăng..>> Chi tiết
- Những cổ phiếu đi ngược thị trường
Trong thời gian thị trường lao dốc, một số cổ phiếu trở thành “hiện tượng lạ” khi đi ngược xu hướng chung..>> Chi tiết
- Áp lực giải chấp có dấu hiệu chững lại
Áp lực giải chấp chéo danh mục diễn ra liên tiếp, nhưng thị trường có dấu hiệu chững lại đà giảm ở phiên cuối tuần qua..>> Chi tiết
- Quỹ lớn bình tĩnh
Nhiều quỹ đầu tư đánh giá, kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng tốt, nhưng thị trường chứng khoán có diễn biến tiêu cực bởi các sự việc sai phạm trên thị trường chứng khoán và trái phiếu, bên cạnh câu chuyện căng thanh khoản..>> Chi tiết
- Phó chủ tịch Fed: Có thể thích hợp để chuyển sang tốc độ tăng lãi suất chậm hơn
Hôm thứ Hai (14/11), Phó chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Lael Brainard cho biết, ngân hàng trung ương có thể sớm làm chậm tốc độ tăng lãi suất..>> Chi tiết