vĐồng tin tức tài chính 365

Cụ thể hóa hành động phát triển đột phá vùng Đông Nam Bộ

2022-11-24 09:24
Cụ thể hóa hành động phát triển đột phá vùng Đông Nam Bộ - Ảnh 1.

Tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây kết nối giao thông Đông Nam Bộ - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo chương trình hành động, bối cảnh kinh tế - xã hội của vùng Đông Nam Bộ hiện nay còn nhiều tồn tại, hạn chế và khó khăn, thách thức lớn như: phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, một số chỉ tiêu quan trọng đề ra chưa đạt được.

Thực tế đó đặt ra yêu cầu phải khẩn trương, nghiêm túc, nghiên cứu xây dựng, ban hành nghị quyết mới, góp phần tạo ra sự chuyển biến có tính đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng trong giai đoạn phát triển mới.

Theo đó, các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được Chính phủ yêu cầu như: Phát triển nhanh, bền vững tạo bước đột phá, lan tỏa trong phát triển kinh tế vùng, liên vùng; Tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách và đẩy mạnh phát triển liên kết vùng; Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, đô thị...

Trong đó, mục tiêu đến năm 2026 hoàn thành đường vành đai 3, năm 2030 hoàn thành đường vành đai 4 và hình thành vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ, logistics dọc hành lang các vành đai là một trong các nhiệm vụ mang tính chiến lược. Tăng kết nối giao thông liên vùng chính là sức bật cho đầu tàu kinh tế Đông Nam Bộ. 

Đúng như lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết số 24: “Đây là việc làm rất có ý nghĩa đối với miền Đông gian lao mà anh dũng, luôn là đầu tàu, động lực phát triển của cả nước trong hơn 35 năm đổi mới vừa qua”.

Cụ thể hóa hành động phát triển đột phá vùng Đông Nam Bộ - Ảnh 2.

Một góc cảng Cái Mép - Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Bên cạnh đó, với nhiệm vụ phát triển kinh tế, chương trình hành động đặt ra mục tiêu cho vùng cơ cấu lại kinh tế theo hướng hiện đại, lấy khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm. Đồng thời, tăng cường kết nối các khu công nghiệp, khu chế xuất để hình thành các cụm liên kết ngành công nghiệp...

Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, Chính phủ đề nghị các đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao, nghiêm túc triển khai thực hiện nhanh, hiệu quả, thực chất, toàn diện nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra. Trước 31-12 năm nay, xây dựng, ban hành chương trình, kế hoạch hành động, văn bản cụ thể triển khai thực hiện nghị quyết.

Vạch định chỉ tiêu phát triển

Vùng Đông Nam Bộ bao gồm TP.HCM và năm tỉnh trực thuộc trung ương: Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Trước đó, ngày 7-10-2022, Bộ Chính trị đã ban hành nghị quyết số 24 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Các chỉ tiêu cụ thể để phát triển vùng đến năm 2030 bao gồm: tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 8 - 8,5%. Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 380 triệu đồng; tỉ trọng khu vực dịch vụ chiếm 41,7% trong GRDP, khu vực công nghiệp và xây dựng 45,3%, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2,3%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp 10,7%; tỉ trọng kinh tế số trong GRDP khoảng 30 - 35%; tỉ lệ đô thị hóa đạt khoảng 70 - 75%; 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Tổng bí thư giải thích rõ về nghị quyết mới cho vùng Đông Nam BộTổng bí thư giải thích rõ về nghị quyết mới cho vùng Đông Nam Bộ

TTO - Bài phát biểu kết luận của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị tập trung vào trả lời 3 câu hỏi mấu chốt cho nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ.

Xem thêm: mth.29832730232112202-ob-man-gnod-gnuv-ahp-tod-neirt-tahp-gnod-hnah-aoh-eht-uc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cụ thể hóa hành động phát triển đột phá vùng Đông Nam Bộ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools