vĐồng tin tức tài chính 365

Dành hơn 137.000 tỉ đồng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

2022-11-25 03:19
Dành hơn 137.000 tỉ đồng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 1.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh - Ảnh: UBDT

Nguồn lực là vấn đề nổi bật được bàn luận tại hội thảo với các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển để thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch hợp tác, huy động nguồn lực, thu hút đầu tư trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (giai đoạn 2021 - 2030) ngày 24-11.  

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nhìn nhận sự tham gia của các đối tác, doanh nghiệp trong và ngoài nước bên cạnh các ngành, các cấp chính quyền sẽ hóa giải vấn đề nguồn lực và các khó khăn, thách thức như địa hình phức tạp, dân cư thưa thớt, sinh kế bà con chưa bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Do vậy, ông Hầu A Lềnh đề nghị các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cơ chế, xúc tiến huy động nguồn lực từ Ngân hàng Thế giới (World Bank), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)… để hoàn thành chương trình. 

Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn này lên tới 137.664 tỉ đồng, trong đó ngân sách trung ương chiếm nhiều nhất với 104.954 tỉ đồng.

Bà Ramla Khalidi, đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam, đánh giá Việt Nam đã đạt được những thành tựu giảm nghèo ấn tượng khi tỉ lệ nghèo cùng cực đã giảm từ 49% năm 1992 xuống còn 5% năm 2021. Còn tỉ lệ nghèo đa chiều mới là hơn 9%.

Để giúp thêm 10 triệu người đủ điều kiện nhận hỗ trợ của Chính phủ về giảm nghèo và bảo trợ xã hội, Việt Nam đã điều chỉnh mục tiêu áp dụng nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025. Các dịch vụ xã hội cơ bản cũng chuyển dần từ đo lường các chỉ số đầu vào sang các chỉ số kết quả. "Đây là những giải pháp quan trọng và kịp thời trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã đẩy hàng triệu hộ gia đình dễ bị tổn thương trở lại cảnh nghèo đói", bà Ramla Khalidi nêu rõ.

Tuy nhiên, đại diện UNDP nhấn mạnh thu nhập của các hộ dân tộc thiểu số ở một số nơi mới chỉ đạt 40 - 50% mức bình quân chung của cả nước. Nhiều người chưa tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, chưa đi học đúng tuổi, cộng thêm thách thức về biến đổi khí hậu, già hóa dân số, tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại khiến công tác xóa nghèo khó khăn hơn.

UNDP khuyến nghị cần tiếp tục nhân rộng giải pháp trao quyền kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số bằng phương pháp, công nghệ sản xuất kinh doanh mới. Chẳng hạn, 100 hợp tác xã do phụ nữ dân tộc thiểu số làm chủ nhiệm ở 4 địa phương tăng ít nhất 30% doanh thu và giúp 13.300 người hưởng lợi.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, đến quý 3-2022, nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài đã hỗ trợ giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông, y tế, đào tạo bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số, nông nghiệp chất lượng cao…

Ước trong giai đoạn 2013 - 2020, tổng số kinh phí cả nước huy động được hơn 98.000 tỉ đồng. Trong đó, nguồn viện trợ, tài trợ không hoàn lại hơn 60.000 tỉ đồng; vốn đối ứng từ ngân sách và các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nước gần 11.000 tỉ đồng và vốn vay ưu đãi gần 27.000 tỉ đồng.

Chủ tịch nước trao tặng 2,5 tỉ đồng xây nhà cho hộ nghèo ở Lai ChâuChủ tịch nước trao tặng 2,5 tỉ đồng xây nhà cho hộ nghèo ở Lai Châu

TTO - Nhân kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, chiều 11-11, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự và chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con ba xã Khổng Lào, Mường So, Hoang Thèn (huyện Phong Thổ).

Xem thêm: mth.79343929142112202-os-ueiht-cot-nad-oab-gnuv-ioh-ax-et-hnik-neirt-tahp-gnod-it-000-731-hnad/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Dành hơn 137.000 tỉ đồng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools