vĐồng tin tức tài chính 365

Bong bóng xe điện có phải đã nổ tung: Cứ bán 1 chiếc lại lỗ hàng trăm nghìn USD, có startup đốt hết 98% tiền mặt nhưng v

2022-11-25 16:04
Bong bóng xe điện có phải đã nổ tung: Cứ bán 1 chiếc lại lỗ hàng trăm nghìn USD, có startup đốt hết 98% tiền mặt nhưng vẫn chưa sản xuất được xe - Ảnh 1.

Báo cáo thu nhập mới nhất cho thấy mỗi khi Lucid Group hay Rivian Automotive bán một chiếc ô tô điện, họ sẽ lỗ hàng trăm nghìn USD do chi phí sản xuất và nguyên liệu thô cao ngất ngưởng. Dẫu vậy, những thương hiệu sản xuất xe điện này vẫn phải cố trụ vững để đạt được mục tiêu tăng trưởng và đốt tiền mặt nhanh chóng.

Theo Reuters, tổng chi phí doanh thu, tức chi phí sản xuất và phân phối sản phẩm, dịch vụ của Lucid là 492,5 triệu USD trong quý III, tăng từ mức 3,3 triệu USD cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, khoản lỗ công ty này ghi nhận lại càng phình to do khách hủy đơn nhiều.

Được biết Lucid mới niêm yết cổ phiếu hơn một năm trước đó và nhận hậu thuẫn từ Quỹ đầu tư công của Ả Rập Xê Út. Trong năm nay, công ty này chứng kiến mức định ​​giá giảm tới 2/3 xuống còn khoảng 20 tỷ USD do hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Kỷ lục trước đó ghi nhận hồi năm 2021 là 95 tỷ USD, theo Reuters.

Theo đại diện Lucid, công ty vẫn đủ tiền mặt để duy trì hoạt động, ít nhất là trong quý IV năm sau, song vẫn đang phải huy động thêm khoảng 1,5 tỷ USD thông qua việc bán cổ phiếu. Cổ phiếu Lucid ngay lập tức giảm 17% sau khi báo cáo được công bố.

Trong khi đó, công ty xe điện Arrival SA có trụ sở tại London tuyên bố mình có thể không còn đủ tiền mặt để duy trì hoạt động kinh doanh cho đến cuối năm 2023 nên sẽ buộc phải cắt giảm việc làm. Được biết Arrival SA vẫn chưa bắt đầu sản xuất hàng loạt.

Bong bóng xe điện có phải đã nổ tung: Cứ bán 1 chiếc lại lỗ hàng trăm nghìn USD, có startup đốt hết 98% tiền mặt nhưng vẫn chưa sản xuất được xe - Ảnh 2.

Mỗi khi Lucid Group hay Rivian Automotive bán một chiếc ô tô điện, họ sẽ lỗ hàng trăm nghìn USD do chi phí sản xuất và nguyên liệu thô cao ngất ngưởng.

“Thật khó khăn. Chúng tôi đã ở đó hàng ngày, hàng đêm để nghiên cứu về công nghệ, phương tiện và cách huy động vốn”, Avinash Rugoobur, Chủ tịch Arrival SA chia sẻ.

Canoo, công ty khởi nghiệp ô tô của Mỹ có trụ sở tại Bentonville, Arkansas chuyên phát triển và sản xuất xe điện thì đang quan ngại về việc có thể duy trì hoạt động liên tục. Tính đến cuối tháng 9, Canoo chỉ còn 6,8 triệu USD tiền mặt và các khoản tương đương, giảm mạnh 98% so với mức 415 triệu USD một năm trước đó.

Theo Reuters, nhiều startup EV đã ghi nhận khoản lỗ lớn trong quý III, đồng thời cảnh báo rằng tình trạng chi phí tăng cao vẫn sẽ tiếp diễn do lạm phát và khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong khi chỉ một năm trước đó, những công ty này ồ ạt niêm yết cổ phiếu và được định giá một cách rất ‘hào phóng’.

Trước đó, ngay cả hãng xe điện lớn nhất thế giới Tesla cũng báo lỗ hàng tỷ USD trong khi đang nỗ lực cải thiện năng lực sản xuất.

“Cả hai nhà máy ở Berlin và Austin đều là những “lò đốt tiền” khổng lồ”, Elon Musk cho biết trong một cuộc phỏng vấn mới đây.

Chia sẻ với phóng viên John Micklethwait của tờ Bloomberg, Elon Musk khi đó thể hiện cái nhìn sâu sắc về bộ máy vận hàng của Tesla sau khi công ty này quyết định cắt giảm 10% nhân viên chính thức, đồng thời tuyển dụng thêm các lao động hợp đồng. Trong cuộc phỏng vấn, Musk cũng thẳng thắn thừa nhận Tesla phải vật lộn rất nhiều trong suốt khoảng thời gian tăng sản lượng cho dòng xe SUV Model Y tại nhà máy Austin.

Bong bóng xe điện có phải đã nổ tung: Cứ bán 1 chiếc lại lỗ hàng trăm nghìn USD, có startup đốt hết 98% tiền mặt nhưng vẫn chưa sản xuất được xe - Ảnh 3.

Canoo, công ty khởi nghiệp ô tô của Mỹ có trụ sở tại Bentonville, Arkansas chuyên phát triển và sản xuất xe điện, quan ngại về việc có thể duy trì hoạt động liên tục.

May mắn, Tesla vẫn sống sót qua quãng thời gian mà Musk gọi là “địa ngục sản xuất”, khắc phục tình trạng tắc nghẽn nguồn cung bằng các thỏa thuận về pin với các nhà cung cấp chính và tăng cường sản xuất cho Model 3. Hiện Tesla gần như là nhà sản xuất EV thuần túy duy nhất, trong khi sự cạnh tranh từ các nhà sản xuất ô tô lâu đời khác bao gồm General Motors và Volkswagen vẫn còn đang non trẻ. Trong quý gần nhất, Tesla báo cáo thu nhập 3,3 tỷ USD.

“Trong lĩnh vực kinh doanh xe điện, giai đoạn đầu sẽ đốt rất nhiều tiền. Cực khó để vượt qua khó khăn này”, nhà phân tích George Gianarikas của Canaccord Genuity cho biết, đồng thời nhấn mạnh các công ty phải tìm cách tiết kiệm nếu muốn tồn tại lâu hơn trong một nền kinh tế suy thoái.

Dẫu vậy, nếu sản lượng tiếp tục được cải thiện, chi phí cho mỗi chiếc ô tô điện sẽ giảm, đồng thời giúp các nhà sản xuất thu về lợi nhuận. Một số thương hiệu triển vọng tốt có thể kể đến như Rivian, được hậu thuẫn bởi Amazon và Ford Motor. Công ty này tính đến cuối tháng 9 đã có 13,8 tỷ USD tiền mặt, đồng thời dành được hợp đồng cung cấp 100.000 xe tải điện giao hàng cho Amazon. Chi phí vốn trung bình cho một chiếc xe rơi vào khoảng 220.000 USD, theo CFRA.

“Không phải lúc nào có kế hoạch kinh doanh tốt cũng sẽ thành công. Đó phải là công ty bảng cân đối kế toán hoàn hảo nhất”, Gianarikas của Canaccord nhận định từ bài học bong bóng dotcom những năm 90.

Thực tế, đà tăng cao của giá pin cùng tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng trong năm nay khiến chi phí sản xuất một chiếc xe điện trở thành bài toán nan giải. Các startups luôn phải “đốt” một số lượng lớn tiền mặt để ra mắt những mẫu xe mới, thông minh và nhiều tiện ích hơn nhằm tìm được chỗ đứng trên thị trường ô tô điện lớn nhất thế giới.

Bong bóng xe điện có phải đã nổ tung: Cứ bán 1 chiếc lại lỗ hàng trăm nghìn USD, có startup đốt hết 98% tiền mặt nhưng vẫn chưa sản xuất được xe - Ảnh 4.

Đà tăng cao của giá pin cùng tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng trong năm nay khiến chi phí sản xuất một chiếc xe điện trở thành bài toán nan giải.

Nổi bật trong số đó có thể kể đến 3 công ty khởi nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ, bao gồm Nio - thương hiệu đứng đầu phân khúc xe cao cấp, Xpeng - hãng xe chứa phần mềm tự động giải mã khiến Tesla kiêng dè và Li Auto - một “tay đua” trẻ tuổi. Cả 3 đều ghi nhận số liệu doanh thu tích cực, song đi đôi với khoản lỗ cao hơn 1 năm trước đó do chi phí tăng và nguồn cung gián đoạn. Xpeng cho biết họ gặp rất nhiều khó khăn do lượng chip thiếu hụt.

Theo WSJ, nhiều công ty khởi nghiệp xe điện tại Trung Quốc đang giảm tốc tăng trưởng. Các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt trước đó của giới chức thành phố khiến khách hàng không còn lui tới các showroom trưng bày của Xpeng. Li Auto cũng cho biết số lượng các đơn đặt hàng mới không nhiều do người tiêu dùng chờ đợi mẫu xe điện tiếp theo.

Theo: Reuters, WSJ

Xem thêm: nhc.77932404152112202-ex-coud-taux-nas-auhc-nav-gnuhn-tam-neit-89-teh-tod-putrats-oc-dsu-nihgn-mart-gnah-ol-ial-ceihc-1-nab-uc-gnut-on-ad-iahp-oc-neid-ex-gnob-gnob/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bong bóng xe điện có phải đã nổ tung: Cứ bán 1 chiếc lại lỗ hàng trăm nghìn USD, có startup đốt hết 98% tiền mặt nhưng v”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools