vĐồng tin tức tài chính 365

Phá tòa nhà di sản, có xây được di sản khác?

2022-11-26 06:58
Phá tòa nhà di sản, có xây được di sản khác? - Ảnh 1.

Tòa nhà Cục Tác chiến nhìn từ bãi khai quật khảo cổ học, cổng Đoan Môn của Hoàng thành Thăng Long - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Đề xuất này khiến nhiều người băn khoăn. Băn khoăn không chỉ bởi đây là một tòa nhà lớn, có giá trị lịch sử - kiến trúc, góp phần làm nên diện mạo độc đáo của di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long. 

Trước đây, khi nhận bàn giao từ Bộ Quốc phòng năm 2004, UBND TP Hà Nội có cam kết bảo vệ và giữ gìn các công trình có giá trị này, theo thông tin từ thiếu tướng Lê Mã Lương. 

Băn khoăn còn vì điện Kính Thiên đến nay, sau gần 20 năm khảo cổ và tìm trong lịch sử, vẫn chưa rõ hình hài.

Bảo tồn tòa nhà Pháp cũ dưới dạng... "di sản số"

Mặc dù các tòa nhà này do người Pháp xây dựng vào cuối thế kỷ 19 làm trụ sở chỉ huy pháo binh nhưng từ năm 1955, nơi đây đã trở thành trụ sở làm việc của Bộ Quốc phòng Việt Nam. Tòa nhà được đề xuất phá dỡ là trụ sở của Cục Tác chiến suốt thời kỳ chống Mỹ.

Chính vì giá trị kiến trúc và lịch sử của tòa nhà mà khi làm hồ sơ đệ trình lên UNESCO vinh danh Hoàng thành Thăng Long là di sản thế giới, tòa nhà này đã được đưa vào hồ sơ di sản, vì vậy muốn phá hủy cần được UNESCO chấp thuận.

Trước đó, phương án được Bộ VH-TT&DL thông qua là di dời tòa nhà này sang vị trí gần đó để đảm bảo mục tiêu làm liền mạch trục trung tâm từ Đoan Môn tới điện Kính Thiên, vì hiện nay từ cổng Đoan Môn nhìn vào, tòa nhà này đang che khuất tầm nhìn chính vào điện Kính Thiên.

Tuy nhiên, sau 5-7 năm không có phương án kỹ thuật đảm bảo di dời tòa nhà thành công, những nhà khoa học trong hội đồng khoa học của Trung tâm Hoàng thành Thăng Long trong tâm trạng sốt ruột muốn phục dựng điện Kính Thiên sớm đã nghĩ tới phương án phá bỏ tòa nhà này, chỉ bảo tồn dưới dạng "di sản số".

Đầu tháng 11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội đã có buổi làm việc với trưởng đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội về vấn đề này. 

Biên bản làm việc giữa hai bên cho thấy trung tâm nêu quan điểm tòa nhà này không có nhiều giá trị kiến trúc, không phải là công trình biểu trưng cho quyền lực Đông Dương thuộc Pháp.

Trung tâm cũng thuyết phục phá dỡ tòa nhà này với lý lẽ "dấu ấn kiến trúc thuộc địa cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 hiện còn dày đặc trong vùng đệm, vùng lân cận của Hoàng thành Thăng Long, với các tòa nhà đẹp, đồ sộ, tiêu biểu cho trung tâm quyền lực ở Đông Dương như Phủ toàn quyền Đông Dương, nay là Phủ chủ tịch".

Biên bản cũng thuyết phục sự cần thiết phải xây dựng điện Kính Thiên là vì nhìn vào những công trình hiện có ở Hoàng thành Thăng Long, du khách đánh giá đây là hoàng thành của thế kỷ 20 chứ không phải hoàng thành của một ngàn năm các triều đại Việt Nam.

Thêm lý do phải phục dựng điện này vì để "đảm bảo tương xứng về các giá trị bảo tồn giữa các di sản kinh đô cổ trên thế giới, tất cả các kinh đô cổ ở phương Đông như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản có kinh đô cổ đều đã nghiên cứu và khôi phục không gian chính điện, trừ Việt Nam".

Làm sao biết mặt mũi điện Kính Thiên thời Lý - Trần?

Tại buổi hội thảo báo cáo kết quả khảo cổ học hôm 22-11, các nhà khoa học có mặt đều thống nhất quan điểm "hạ giải" tòa nhà bởi công trình này không ảnh hưởng đến giá trị nổi bật toàn cầu của Hoàng thành Thăng Long.

PGS.TS Trần Đức Cường - chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam - nói: "Kết quả khảo sát năm 2007 cho thấy đây không phải là di tích lịch sử và không có giá trị sử dụng theo đánh giá phân loại của hội đồng khoa học TP".

Tại cuộc hội thảo báo cáo kết quả khảo cổ học khu vực điện Kính Thiên năm 2021, ông Trần Đình Thành - phó cục trưởng Cục Di sản văn hóa - cho biết gần đây cả Chính phủ và TP Hà Nội đều thể hiện ý chí muốn tập trung vào phục dựng lại điện Kính Thiên và đây cũng là mong mỏi của nhân dân, du khách. Tuy nhiên, đến nay chưa có phương án cụ thể nào.

Rất ủng hộ phục dựng điện Kính Thiên nhưng TS Phạm Lê Huy (khoa Đông phương học Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội) cảnh báo không được quá vội vàng nếu không muốn mắc sai lầm, giống như Trung Quốc phục dựng cung Đại Minh nhưng sau khi khai quật khảo cổ thì phát hiện họ đã phục dựng sai.

Cũng tại hội thảo năm 2021, cố TS Nguyễn Tiến Đông (Viện Khảo cổ học) cho biết với những kết quả nghiên cứu hiện nay, ta chỉ có thể phục dựng điện Kính Thiên từ thời Lê Sơ, "còn điện chính thời Lý - Trần phải để con cháu 100 năm nữa làm bởi làm sao biết mặt mũi điện Kính Thiên thời Lý - Trần".

Bảo tồn di sản kiểu thay thế này khiến nhiều người bối rối. Và phục dựng điện Kính Thiên có thể rất cần thiết nhưng cách làm ra sao thì rất đáng bàn.

Cân nhắc bỏ hay không

Trả lời Tuổi Trẻ về đề xuất phá tòa nhà Cục Tác chiến, ông Trần Đình Thành - phó cục trưởng Cục Di sản văn hóa - cho biết trong phương án được Bộ VH-TT&DL thông qua cho tới lúc này là di dời tòa nhà sang bên cạnh chứ không phải phá bỏ.

Còn đề xuất phá bỏ tòa nhà này thì hiện Trung tâm Hoàng thành Thăng Long chưa làm việc với bộ. "Họ sẽ phải nghiên cứu, nếu muốn đập phá tòa nhà này thì phải trình lại bộ".

Ông Thành cũng nêu ý kiến công trình này "không có ý nghĩa mấy với tổng thể di sản Hoàng thành Thăng Long, có thể cân nhắc về mức độ quan trọng mà quyết định bỏ đi hay không". Theo ông, phải cân nhắc lựa chọn chứ không phải bảo tồn là bảo tồn hết.

Nhà di sản đã thành Nhà di sản đã thành 'Nhà... phá sản'

TTO - Khu nhà tập gym mới dựng lên án ngữ trước ngôi nhà vườn từng được gắn bảng tên 'Nhà di sản' (ở 117 Lê Thánh Tôn, TP Huế) vừa được chính quyền cho phép tiếp tục xây dựng và đưa vào sử dụng.

Xem thêm: mth.56304252252112202-cahk-nas-id-coud-yax-oc-nas-id-ahn-aot-ahp/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Phá tòa nhà di sản, có xây được di sản khác?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools