vĐồng tin tức tài chính 365

'Lúc biết tin em được nhận học bổng, cả nhà ôm nhau khóc vì mừng'

2022-11-26 13:02
Lúc biết tin em được nhận học bổng, cả nhà ôm nhau khóc vì mừng - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Tấn Tuân trao học bổng Tiếp sức đến trường cho tân sinh viên

Trong đó, Khánh Hòa có 33 sinh viên nhận học bổng, Ninh Thuận 21 em và Bình Định 21 em. Mỗi suất học bổng có trị giá 15 triệu đồng với tổng kinh phí hơn 1,1 tỉ đồng.

Chương trình do Quỹ khuyến học khuyến tài Khánh Hòa, Tổng công ty Khánh Việt, Công ty TNHH nhà nước một thành viên yến sào Khánh Hòa, Công ty cổ phần Chế biến lâm thủy sản Khánh Hòa, Công ty TNHH một thành viên Xổ số kiến thiết Khánh Hòa và bạn đọc báo Tuổi Trẻ tài trợ.

Quỹ Khuyến học Vinacam - Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam còn trao tặng 2 laptop cho tân sinh viên đặc biệt khó khăn, thiếu thiết bị học tập.

Đây cũng là điểm trao thứ 8 trong chương trình học bổng Tiếp sức đến trường năm 2022 của báo Tuổi Trẻ dành cho hơn 1.000 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của cả nước, với tổng kinh phí hơn 15 tỉ đồng.

Lúc biết tin em được nhận học bổng, cả nhà ôm nhau khóc vì mừng - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Tấn Tuân - phó bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa

Đến dự buổi lễ có ông Nguyễn Tấn Tuân - phó bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, ông Lê Đình Thuần - phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo. Về phía Tỉnh Đoàn có bà Huỳnh Thị Như Ý - phó bí thư Tỉnh Đoàn Khánh Hòa, ông Lưu Xuân Vũ - phó bí thư Thường trực Tỉnh Đoàn, chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Ninh Thuận, ông Trần Anh Phong - phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn Bình Định… cùng đại diện các sở, ban ngành ở Khánh Hòa.

Với chủ đề "20 mùa vượt khó cùng tân sinh viên", lễ trao học bổng năm nay lại viết tiếp ước mơ cho những tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nhưng đầy sự nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.

"Nếu cần điều gì, hãy chia sẻ để nhận giúp đỡ!" 

Lúc biết tin em được nhận học bổng, cả nhà ôm nhau khóc vì mừng - Ảnh 3.

Ông Lê Xuân Trung, phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ

Ông Lê Xuân Trung, phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, gửi lời chúc mừng đến 75 tân sinh viên nhận học bổng Tiếp sức đến trường từ 3 tỉnh. 

"Đã 20 mùa gắn liền với các bạn tân sinh viên là 20 mùa Đại học, Cao đẳng lại về. Suất học bổng "Tiếp sức đến trường" chính là sự ghi nhận cho những nỗ lực lớn lao của các bạn. 

Đặc biệt năm nay chúng tôi tổ chức giai phẩm Xuân Tuổi Trẻ để ghi nhận những người trẻ Việt Nam đã thành công trên các nước như thế nào, và tôi mong rằng một ngày không xa các em cũng sẽ thành công trên con đường mà mình đã chọn", ông Trung nói. 

Nhắn nhủ với các tân sinh viên, ông kỳ vọng các bạn phải nỗ lực hơn nữa để chắc chắn gặt hái thành công trong tương lai. Đó cũng là cách các em thể hiện sự đền đáp với người thân, nhà tài trợ, những người đã tin tưởng. 

"Nếu có điều gì cần chia sẻ, hãy luôn nhớ báo Tuổi Trẻ sẽ luôn đồng hành cùng các bạn, nhà tài trợ luôn bên các bạn, đừng bỏ cuộc", ông Trung nói. 

Lúc biết tin em được nhận học bổng, cả nhà ôm nhau khóc vì mừng - Ảnh 4.

Bà Huỳnh Ngọc Lệ Dung - giám đốc Công ty TNHH một thành viên Xổ số kiến thiết Khánh Hòa đồng cảm với những tấm gương vượt khó

Đại diện cho các nhà tài trợ, bà Huỳnh Ngọc Lệ Dung - giám đốc Công ty TNHH một thành viên Xổ số kiến thiết Khánh Hòa - chia sẻ đơn vị đã đồng hành cùng báo Tuổi Trẻ qua các năm. 

"Chương trình vô cùng lan tỏa, chạm đến trái tim những nhà tài trợ như chúng tôi. Thông qua chương trình này, báo Tuổi Trẻ không chỉ là chiếc cầu nối các tấm lòng nhân ái của bạn đọc để chăm lo cho thế hệ trẻ, mà còn có ý nghĩa to lớn hơn, đó là chúng ta tạo cho các em tân sinh viên một niềm tin, ý chí vượt khó, vươn lên học tập thật tốt để sau này ra trường trở thành một công dân tốt cho xã hội" - bà Dung nhận xét.

Lúc biết tin em được nhận học bổng, cả nhà ôm nhau khóc vì mừng - Ảnh 5.

Ông Nguyễn Tấn Tuân - chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa (phải), và ông Lê Xuân Trung - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ - tham dự buổi lễ

Tại buổi lễ, ông Nguyễn Tấn Tuân - chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - mong các đơn vị tổ chức, các nhà tài trợ tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa để Chương trình “Tiếp sức đến trường tại Khánh Hòa” ngày càng có nhiều học bổng hơn, để giúp các em sinh viên giàu nghị lực vượt khó tiếp tục đến trường. 

“Bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đồng tâm, nỗ lực phát huy hơn nữa truyền thống hiếu học của dân tộc. Cần phải động viên và tạo ra mọi thuận lợi cho mỗi học sinh sinh viên, từng gia đình, từng dòng họ, từng cộng đồng dân cư chung tay cho việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dường nhân tài cho đất nước 

Tôi mong các cá nhân, tổ chức, các nhà tài trợ, các tấm lòng vàng tiếp tục phối hợp chặt chẽ hỡn nữa với Ban tổ chức chương trình để ngày càng có nhiều học bổng hơn, để giúp các em sinh viên nghèo được đến trường”, ông Tuân đề nghị.

"Suất học bổng đầu tiên của đời sinh viên" 

Lúc biết tin em được nhận học bổng, cả nhà ôm nhau khóc vì mừng - Ảnh 6.

Học bổng “Tiếp sức đến trường” không trao tiền mặt mà được trao thông qua ứng dụng VietinBank iPay, được liên kết với số điện thoại của sinh viên

Chăm chú đọc tờ báo Tuổi Trẻ, Nguyễn Thúy Kiều (thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa), sinh viên năm nhất ĐH Giao thông vận tải TP.HCM chia sẻ ba em mất từ lúc nhỏ, mẹ giữ trẻ nhưng không được bao nhiêu phải vay mượn để nuôi cả 2 chị em học đại học. Kiều và chị phải chật vật đi làm thêm để kiếm tiền đóng học phí và nhà trọ. 

"Ngày nhận cuộc gọi thông báo nhận học bổng, em mừng lắm, nhảy cẫng lên ôm lấy chị. Em về từ hôm trước để hôm nay đến dự lễ. Giá mà ba em vẫn còn, em muốn khoe học bổng này với ba, chắc ba em mừng lắm. Trên thiên đàng ba vui cùng con nhé!", Kiều nói. 

Lúc biết tin em được nhận học bổng, cả nhà ôm nhau khóc vì mừng - Ảnh 7.

Tân sinh viên Lê Văn Châu - Ảnh: MINH CHIẾN

Gương mặt đen sạm đúng chất dân xứ biển, em Lê Văn Châu (xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, Bình Định) cho hay ba em mới mất hồi tháng 6, mẹ đi vá lưới, bán cá vụn, mỗi ngày kiếm chưa tới 100.000 đồng. Là con út trong nhà nên Châu được mẹ ráng gói gém chăm lo. 

Biết mẹ còn khó nên em đã không ngừng cố gắng. Năm lớp 12 với đề tài tái chế rác thải nhựa thành gạch men, Châu đã giành giải nhì cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Bình Định. Đây là điểm cộng tuyệt vời để Châu bước chân vào ngôi trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM mà mình hằng ao ước. 

"Phần học bổng này em sẽ mua một chiếc máy tính cũ, còn lại em sẽ gửi chị chăm sóc mẹ. Mẹ em ở nhà một mình lại mất ba, nên em sợ mẹ buồn. Lúc biết tin mình nhận học bổng cả nhà ôm nhau khóc vì mừng", Châu cho hay. 

Dậy từ 4h sáng để lên xe đến TP.Nha Trang nhận học bổng, em Phạm Ngọc Mỹ (huyện Ninh Phước, Ninh Thuận), sinh viên ngành Tài chính ngân hàng ĐH Sài Gòn, kể ba em năm nay hơn 43 tuổi, vì bị sốt màng não dẫn đến không nghe được. Ông chỉ nhìn khẩu hình miệng để hiểu em nói. 

Lao động chính trong nhà là mẹ, với công việc phụ quán ăn, còn anh trai đang đi nghĩa vụ. 

"Cả nhà em vẫn chưa có nhà riêng, phải ở tạm trong nhà thờ họ. Ba em đau yếu suốt nên bao nhiêu tiền mẹ làm ra đều thuốc thang cho ba hết. Ngày nào em cũng mong hồ sơ nhận học bổng Tiếp sức đến trường của mình được duyệt. Hôm nay cuối cùng em cũng đã chạm tay đến suất học bổng đầu tiên của đời sinh viên", Mỹ nói.

2 thủ khoa đầu vào với những câu chuyện đặc biệt

Những cánh chim kiên cường không đầu hàng số phận

Cả khán phòng lễ trao học bổng lắng xuống khi xem đoạn phóng sự về nghị lực của hai bạn Nguyễn Thị Bốn - ở xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định - sinh viên Trường ĐH Quy Nhơn và bạn Trần Thị Hiệp - ở TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa - sinh viên Trường ĐH Nha Trang. 

Điều đặc biệt cả 2 bạn đều là thủ khoa đầu vào của trường với số điểm cao. 

Lúc biết tin em được nhận học bổng, cả nhà ôm nhau khóc vì mừng - Ảnh 9.

Hai cô nữ sinh tài giỏi và đầy nghị lực đáng ngưỡng mộ: Nguyễn Thị Bốn (giữa) và Trần Thị Hiệp (trái) - Ảnh: MINH CHIẾN

Từ nhỏ, Bốn đã sống trong cảnh lo sợ vì bố bị tâm thần, mỗi khi lên cơn ông lại đập phá đồ đạc trong nhà, lúc này 3 mẹ con em lại chỉ biết ôm nhau khóc. 

Với số điểm 27.75 điểm, cánh cổng Trường ĐH Quy Nhơn chính thức mở ra với em. Nhưng vì hoàn cảnh đã nhiều lần mẹ khuyên Bốn gác lại ước mơ, đi làm thuê của mình để kiếm tiền phụ nuôi bố, chăm em vì nhà nghèo quá

“Em biết chỉ có học mới thoát nghèo, mới có tiền phụ mẹ chăm bố với em. Đến nay em vẫn không tin mình được nhận học bổng. Đây là món quà rất lớn thắp sáng ước mơ trong em, nhờ có nó em sẽ có thể được đi học, phụ một ít cho mẹ. Em chắc chắn sẽ cố gắng hơn nữa để không phụ lòng mọi người”, Bốn xúc động nói. 

Lúc biết tin em được nhận học bổng, cả nhà ôm nhau khóc vì mừng - Ảnh 10.

Nguyễn Thị Bốn khóc khi xem đoạn video ghi về chính hoàn cảnh của mình

Còn em Trần Thị Hiệp, cô thủ khoa đầu vào ngành kiểm toán, Trường ĐH Nha Trang với 28.5 điểm xúc động nhìn mẹ mình ngay trong buổi lễ. Dù đã lớn tuổi nhưng hai ông bà vẫn luôn chăm chỉ làm lụng, với hi vọng kiếm đủ tiền để con đi học, trong khi cuộc sống vẫn còn lắm khó khăn. 

Hiệp bị khuyết tật bẩm sinh. Phần tay và chân trái của em bị liệt, chẳng thể cầm nắm, đi lại khó khăn. Ý thức được điều đó từ nhỏ Hiệp đã học cách tự lập, tự vượt lên chính bản thân mình. 

“Trong sinh hoạt hằng ngày, em cảm thấy khó khăn hơn các bạn, vì em làm chậm hơn các bạn, nên bao giờ em cũng phải chuẩn bị cho việc học sớm hơn. Lúc trước em cũng có mặc cảm, bởi vì em khác các bạn mà, thấy các bạn bình thường còn em thì không, sau này càng lớn em càng nghĩ thay vì buồn bã, mặc cảm em cần phải tự tin để học tiếp”, Hiệp nói.

Lúc biết tin em được nhận học bổng, cả nhà ôm nhau khóc vì mừng - Ảnh 11.

Tân sinh viên Trần Thị Hiệp

Lúc biết tin em được nhận học bổng, cả nhà ôm nhau khóc vì mừng - Ảnh 12.

Nhận học bổng, Hiệp chạy tới khoe ngay với mẹ

Lúc biết tin em được nhận học bổng, cả nhà ôm nhau khóc vì mừng - Ảnh 13.

Ông Lê Xuân Trung (phải), phó tổng biên tập, nhắn nhủ các tân sinh viên rằng báo Tuổi Trẻ sẽ luôn đồng hành cùng các bạn

Lúc biết tin em được nhận học bổng, cả nhà ôm nhau khóc vì mừng - Ảnh 14.

Ông Lê Đình Thuần - phó giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Khánh Hòa trao học bổng

Lúc biết tin em được nhận học bổng, cả nhà ôm nhau khóc vì mừng - Ảnh 15.

Bà Bùi Thị Hồng Tiến - giám đốc quỹ Khuyến học khuyến tài Khánh Hòa - trao tặng laptop cho 2 nữ sinh viên

Lúc biết tin em được nhận học bổng, cả nhà ôm nhau khóc vì mừng - Ảnh 16.

Nhà báo Huỳnh Hiếu - trưởng Văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ vùng Nam Trung Bộ - Tây Nguyên trao học bổng cho tân sinh viên

Lúc biết tin em được nhận học bổng, cả nhà ôm nhau khóc vì mừng - Ảnh 17.

Bà Huỳnh Ngọc Lệ Dung - giám đốc công ty TNHH một thành viên Sổ xố Kiến thiết Khánh Hòa (trái) và ông Nguyễn Thành Tuyến - đại diện Tổng công ty Khánh Việt trao học bổng cho tân sinh viên

Lúc biết tin em được nhận học bổng, cả nhà ôm nhau khóc vì mừng - Ảnh 18.

Bà Tôn Nữ Ngọc Châu - đại diện Công ty THNH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa (trái) và đại diện tỉnh đoàn Bình Định trao học bổng của chương trình

Lúc biết tin em được nhận học bổng, cả nhà ôm nhau khóc vì mừng - Ảnh 19.

75 tân sinh viên Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Định được nhận học bổng "Tiếp sức đến trường" ngày 26-11

Lúc biết tin em được nhận học bổng, cả nhà ôm nhau khóc vì mừng - Ảnh 20.

Các bạn sinh viên chụp ảnh cùng nhà tài trợ, khách mời và ban tổ chức

Lúc biết tin em được nhận học bổng, cả nhà ôm nhau khóc vì mừng - Ảnh 21.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

'Tiếp sức đến trường' trao gần 200 suất học bổng cho sinh viên khó khăn

TTO - Sáng 20-3, 193 tân sinh viên từ 7 tỉnh, thành Đông Nam Bộ đã có mặt tại Trung tâm Hội nghị White Palace (Quận Phú Nhuận) để tham dự lễ trao học bổng “Tiếp sức đến trường” do Thành đoàn TP.HCM và báo Tuổi Trẻ tổ chức.

Xem thêm: mth.57835958062112202-gnum-iv-cohk-uahn-mo-ahn-ac-gnob-coh-nahn-coud-me-nit-teib-cul/nv.ertiout

Comments:0 | Tags: vay

“'Lúc biết tin em được nhận học bổng, cả nhà ôm nhau khóc vì mừng'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools