vĐồng tin tức tài chính 365

Hiểu đúng, đủ về CPI

2022-11-28 10:25

Thực tế, kể từ năm 2016 - lần đầu tiên Việt Nam sử dụng CPI bình quân làm thước đo lạm phát đến nay, chưa năm nào, lạm phát của Việt Nam chạm ngưỡng 3,55%. Song từ đầu năm 2021, khi lạm phát trở thành “bóng ma” ám ảnh tại nhiều nước, thì việc Việt Nam giữ được tỷ lệ lạm phát ở mức 1,84% (năm 2021) và khoảng 3,5% trong năm nay lại khiến nhiều chuyên gia kinh tế và người dân đặt câu hỏi nghi ngờ về con số do Tổng cục Thống kê (TCTK) công bố.

Sự nghi ngờ càng tăng nếu xét riêng tháng 10/2022, khi lạm phát ở Hoa Kỳ, EU, Anh và nhiều quốc gia trên thế giới tăng 8-10%, thậm chí trên 10% so với cùng kỳ năm trước, thì ở Việt Nam, mặt bằng giá cả chung chỉ tăng 4,3%, lạm phát (CPI bình quân) tăng 2,89% trong bối cảnh giá bán mớ rau, con cá, nải chuối, cân thịt... ngoài chợ tăng gấp nhiều lần.

Nghi ngờ là quyền của tổ chức, cá nhân, nhưng để giúp Quốc hội, Chính phủ hoạch định chính sách, kế sách phát triển kinh tế, xã hội; nâng cao đời sống người dân, thì dù muốn hay không, TCTK cũng phải tính toán và đưa ra con số CPI tương đối chính xác, bởi CPI, GDP và tỷ lệ thất nghiệp là 3 thước đo quan trọng nhất đối với bất cứ nền kinh tế nào.

Để tính toán lạm phát, TCTK xác định Danh mục Hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng phổ biến của người dân, còn được gọi là “rổ hàng hóa”, với 752 chủng loại hàng hóa, dịch vụ. Mỗi loại hàng hóa, dịch vụ trong Danh mục chiếm một tỷ trọng nhất định trong CPI (được gọi là quyền số) dựa vào cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình thông qua khảo sát mức sống dân cư và điều tra quyền số CPI được thực hiện 5 năm/lần mỗi khi xây dựng Danh mục và quyền số mới để tính CPI cho 5 năm tiếp theo.

Hàng tháng, cơ quan thống kê còn thực hiện điều tra, thu thập giá các mặt hàng thuộc Danh mục với tổng cộng trên 40.000 điểm điều tra đại diện cho khắp các vùng, miền, khu vực trên cả nước. Hiện cơ quan thống kê còn triển khai điều tra giá tiêu dùng bằng thiết bị điện tử CAPI (phỏng vấn trực tiếp, ghi chép qua thiết bị điện tử thông minh) tại tất cả tỉnh, thành phố, nên số liệu điều tra, khảo sát giá ngày càng sát thực tế.

Năm 1995, lần đầu tiên, Việt Nam tính toán và công bố CPI với Danh mục chỉ có 296 loại hàng hóa, dịch vụ. Từ đó đến nay, cứ 5 năm một lần, số lượng hàng hóa và dịch vụ được cập nhật, bổ sung, loại bỏ khỏi Danh mục (hiện tại là 752 chủng loại hàng hóa, dịch vụ, tăng 98 loại so với giai đoạn 2015-2020), đồng thời tính toán lại quyền số của từng loại hàng hóa, dịch vụ cho sát với thực tế tiêu dùng của hộ gia đình, cá nhân. Vì thế, CPI ngày càng phản ánh sát hơn mặt bằng giá cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Khách quan hơn, hàng năm, TCTK đều nhờ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) rà soát, đánh giá lại nguồn thông tin, phương pháp tính, mặt hàng đại diện, quyền số từng nhóm hàng hóa trong rổ hàng hóa, dịch vụ tính CPI theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.

Phương pháp tính toán CPI nói riêng, GDP, tỷ lệ thất nghiệp và các chỉ tiêu thống kê khác của Việt Nam nói chung thường xuyên được cập nhật và áp dụng các tiêu chuẩn, định mức, phương pháp mới nhất, tiên tiến nhất của thế giới. Vì vậy, Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc (UNSD), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)... đều sử dụng số liệu do TCTK công bố mà không nghi ngờ về độ chính xác.

CPI là thước đo mặt bằng giá của 752 chủng loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trên thị trường, không phải là thước đo giá cả cụ thể từng loại hàng hóa, dịch vụ riêng biệt. Do vậy, dễ hiểu vì sao, giá bán mớ rau, con cá, nải chuối, cân thịt... ở chợ có thể cao hơn nhiều so với tốc độ lạm phát.

Một điểm đáng chú ý nữa là lạm phát của Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với châu Âu, Bắc Mỹ và các nước phát triển bởi nước ta đã chủ động được lương thực, thực phẩm, nên khi giá các mặt hàng này (chiếm 28% trong quyền số tính CPI) tăng thấp, thì CPI của Việt Nam thấp là lẽ đương nhiên. Hơn nữa, dù giá nguyên, nhiên, vật liệu, kể cả xăng dầu trên thế giới tăng, nhưng do chỉ chiếm 1,5% tổng chi tiêu dùng hộ gia đình, nên ngay cả khi lạm phát ở nhiều nước liên tục “phá đỉnh”, song lạm phát ở Việt Nam thấp hơn cũng là điều dễ hiểu.

Nghi ngờ số liệu hay bất cứ điều gì là quyền của mỗi tổ chức, cá nhân. Nhưng với số liệu về CPI, GDP, lạm phát thì buộc phải tính toán chính xác, khoa học, theo đúng quy định và thông lệ quốc tế, bởi đây là các chỉ số vô cùng quan trọng giúp Quốc hội, Chính phủ hoạch định, đưa ra các chính sách, cơ chế phù hợp, kịp thời để phát triển kinh tế, xã hội.

Xem thêm: lmth.838013tsop-ipc-ev-ud-gnud-ueih/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Hiểu đúng, đủ về CPI”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools