vĐồng tin tức tài chính 365

Viễn cảnh 'cánh đồng kim cương' khiến giới thượng lưu mắc lừa

2022-11-28 11:26

Mùa hè năm 1871, hai nhà thám hiểm quần áo và khuôn mặt lấm lem bụi bặm xuất hiện tại Ngân hàng California ở San Francisco với một chiếc túi vải bạt. Họ muốn ký gửi nó trong kho tiền của ngân hàng, xưng tên là Philip Arnold và John Slack, hai anh em họ, cùng làm nghề thăm dò địa chất.

Hai từ chối nói những gì có trong bao tải và chỉ muốn thuê một két bảo mật tối cao của ngân hàng để giữ an toàn. Tất nhiên, họ càng từ chối mở nó, các quan chức ngân hàng càng tò mò hơn. Cuối cùng, chủ tịch ngân hàng, William Chapman Ralston cũng được gọi đến.

Chỉ khi ông và các lãnh đạo khác của ngân hàng khác cùng van vỉ, Arnold và Slack mới đồng ý mở bao tải, nhưng bắt tất cả phải tuyệt mật về những gì nhìn thấy. Hai anh em dốc chiếc túi và đổ ra một đống kim cương, hồng ngọc, ngọc bích và ngọc lục bảo.

Arnold cho biết những viên đá quý chưa cắt là một phần của kho báu mà họ đã tìm thấy trên hành trình viễn du. Chúng nằm khơi khơi trên mặt đất và không hề tốn công sức, máy móc đào bới. Rồi anh không chịu hé răng gì nữa.

Ông Chủ tịch ngân hàng, William Ralston, nổi tiếng khắt khe, cẩn thận nói rằng rằng số đá quý kia cần được giám định.

Biểu tượng phồn vinh của San Francisco cuối thế kỷ 19, khách sạn Palace được Chủ tịch William Ralston xây năm 1875 với 5 triệu USD, tương đương 150 triệu USD ngày nay. Ảnh: Alamy

Biểu tượng phồn vinh của San Francisco cuối thế kỷ 19, khách sạn Palace được Chủ tịch William Ralston xây năm 1875 với 5 triệu USD, tương đương 150 triệu USD ngày nay. Ảnh: Alamy

Ông mang những viên đá xanh đỏ này đến thợ kim hoàn hàng đầu của San Francisco, người ngay lập tức tuyên bố chúng là hàng thật. Tuy còn thận trọng, ông William Ralston đã tiếp đãi hai anh em này thịnh tình và tập trung những người đàn ông có máu mặt nhất miền Tây nước Mỹ để bàn chuyện với hai nhà thám hiểm.

Arnold và Slack đã tiết lộ rằng chỉ vài ngày đào xới đã nhặt được khoảng 30 kg đá quý các loại và số đá quý trong bao tải chỉ là phần nhỏ. Họ cần tài chính để phát triển cuộc khai thác quy mô lớn nhưng sẽ không cung cấp bất kỳ thông tin nào đến khi quyền lợi được cam kết.

Cuối cùng, Arnold và Slack tỏ ra miễn cưỡng đồng ý trước áp lực của giới thượng lưu San Francisco và đồng ý dẫn đến mỏ kim cương và hồng ngọc. Song họ giao hẹn, sẽ chỉ cho hai người đi cùng, do đích thân Chủ tịch William Ralston lựa chọn, sẽ phải bị bịt mắt suốt dọc đường đi. Ngoài ra, anh em này cũng yêu cầu những quý ông giàu có này tặng 100.000 USD tiền mặt để "bày tỏ thiện chí".

Cả ba yêu sách này đều được đáp ứng. Hai quý ông đại diện của nhóm nhà giàu đã lên một chuyến tàu của Union Pacific và rời San Francisco. Vị trí của "cánh đồng kim cương" chưa bao giờ được xác định chính xác. Họ chỉ biết, khi quý ông này vừa đến nhà ga, họ gặp Arnold và được đưa lên lưng ngựa trong bốn ngày đến vùng đất hoang dã. Sau đó, họ bị bịt mắt trong giai đoạn cuối của chuyến đi. Cuối cùng, khoảng 16h ngày 4/6/1872, họ dừng lại, khăn bịt mắt được tháo ra.

Một trong hai quý ông tham gia chuyến thám hiểm nơi hoang dã sau đó cho biết họ cũng tìm thấy một vài viên ngọc trai, được hình thành trong vỏ trai, trong số rất nhiều viên đá mà họ nhặt và đào được tại "cánh đồng".

Hai người đàn ông quay trở lại San Francisco, vô cùng phấn khích trước những gì họ đã thấy và nóng lòng muốn cùng cả nhóm khai thác "cánh đồng kim cương" này.

Tập hợp lại với nhau, nhóm đại gia San Francisco đề xuất thành lập một công ty với một nửa cổ phần sẽ thuộc về Arnold và Slack và phần còn lại được bán cho các nhà đầu tư, chủ yếu là chính họ.

Các thợ khai mỏ nhiều quốc tịch làm việc tại Auburn Ravine, Califfornia năm 1852, trong cơn sốt vàng, sau này lan rộng sang khai khai thác kim cương, đá quý khắp nước Mỹ. Ảnh: Western Mining History

Các thợ khai mỏ nhiều quốc tịch làm việc tại Auburn Ravine, Califfornia năm 1852, trong cơn sốt vàng, sau này lan rộng sang khai khai thác kim cương, đá quý khắp nước Mỹ. Ảnh: Western Mining History

Vào thời điểm này, không còn cần phải giữ bí mật nữa, và một số viên kim cương đã được trưng bày trong cửa sổ của một cửa hàng trang sức ở San Francisco, ban đầu để khơi dậy sự quan tâm của công chúng đối với kế hoạch bán cổ phiếu và để nuôi "cơn sốt kim cương" đang lớn dần tại Viễn Tây.

Sự phấn khích, xen lẫn một chút hoài nghi, đã lan rộng trong khu vực. Ngày càng nhiều nhà đầu tư giàu có muốn trở thành một phần của thương vụ đầu tư này. Để đập tan hoài nghi của những nhà đầu tư còn lưỡng lự, nhóm nhà giàu San Francisc đã gửi những viên kim cương của anh em nhà Arnold đến Tiffany & Company ở thành phố New York. Tiffany & Company tuyên bố những viên kim cương là thật, trị giá 150.000 USD.

Charles Tiffany, người sáng lập công ty, được phép tham gia nhóm các nhà đầu tư. Hai nhân vật sừng sỏ khác cũng quyết định nhảy lên chiếc thuyền này: ứng cử viên Tổng thống năm 1864 George McClellan, và Thiếu tướng quân đội Mỹ, Benjamin Butler

Xác thực đầy uy tín của Tiffany & Company xóa bỏ mọi nghi ngờ còn sót lại về thương vụ "cánh đồng kim cương".

Nhóm các nhà đầu tư đã thành lập Công ty Thương mại và Khai thác San Francisco & New York, với số vốn là 10 triệu USD.

Họ đã thuê một kỹ sư khai thác mỏ nổi tiếng, Henry Janin, để thực hiện một cuộc khảo sát. Janin đã dành thời gian tại địa điểm này và báo cáo lại rằng "25 công nhân có thể rửa sạch số kim cương trị giá một triệu USD trong một tháng".

Tin tức về báo cáo của Janin được lan truyền và những người tìm vàng tiến về vùng hẻo lánh phía tây với niềm tin chắc rằng vận may của họ chỉ nằm rải rác chờ người đến lấy. Ngoài ra, ít nhất 25 công ty khác với tổng vốn hóa 200 triệu USD

Cơn sốt tìm kiếm kim cương ở miền Tây nước Mỹ bùng lên, đặc biệt là ở Arizona, New Mexico, Utah, Wyoming và Colorado. Trong một thời gian ngắn, nó bắt đầu giống như một cơn sốt vàng khác ở California.

Trong khi đó, các nhà đầu tư ở San Francisco và New York đã từ bỏ kế hoạch chào bán cổ phiếu ra công chúng. Họ đồng ý rằng chính họ sẽ là cổ đông duy nhất. Họ cũng gây áp lực buộc Arnold và Slack phải bán lại quyền lợi của họ trong doanh nghiệp và cuối cùng trả cho hai anh em này một khoản lên tới 660.000 USD. Các nhà đầu tư bây giờ là chủ sở hữu duy nhất của "cánh đồng" này và những viên kim cương trên đó. Không khí hân hoan rộn rã bao trùm.

Sau đó, vào mùa thu năm 1872, giấc mơ kim cương nổ tan tành.

Clarence King, một kỹ sư và nhà địa chất học tốt nghiệp Đại học Yale danh tiếng, làm việc cho chính phủ Mỹ đã ghép nối các mẩu thông tin từ San Francisco và có thể xác định vị trí "cánh đồng kim cương" được đề cập. King đã quen thuộc với khu vực này và địa chất của nó và không tin rằng ở đây có gì để đào bới.

Ông quyết định gửi một bức điện tín cho nhóm các nhà đầu tư. Bức điện của King cho biết ông tin rằng việc tìm thấy viên kim cương là một trò lừa bịp và ông có thể chứng minh điều đó.

Một số quan chức của công ty đầu tư đến gặp King tại "cánh đồng kim cương". Ông chỉ ra một số viên kim cương nằm trên mặt đất rõ ràng đã được cắt và đánh bóng chứ không phải kim cương thô như anh em Arnold quảng bá. Ngoài ra, ông dẫn họ đến những cái lỗ đã được khoan xuống đất, nơi những viên kim cương được lắp sẵn vào. "Những viên đá quý đã được rải một cách có chủ ý", Clarence King kết luận.

Nhà địa chất Clarence King (trái) trưởng nhóm Khảo sát,  dẫn đoàn mình đến cánh đồng kim cương bí mật để tìm hiểu chân tướng sự việc. Ảnh: Wyo History

Nhà địa chất Clarence King (trái) dẫn đoàn đến "cánh đồng kim cương" để tìm hiểu chân tướng sự việc. Ảnh: Wyo History

Những viên kim cương mà nhóm các nhà đầu tư nhặt được tại đây đã được đưa trở lại San Francisco và được đánh giá. Chúng có giá trị rất thấp, khác hẳn những viên trong bao tải của anh em Arnold khi tìm đến ngân hàng.

Điều tra sâu hơn cho thấy Arnold và Slack đã chi khoảng 50.000 USD để mua nhiều viên kim cương từ Nam Phi để làm "công cụ" lừa đảo. Toàn bộ sự việc đã được lên kế hoạch và thực hiện tốt.

Trong khi đó, Arnold và Slack đã biến mất. Thời điểm đó, Biên niên sử San Francisco đã mô tả sự việc là "vụ lừa đảo khổng lồ và trơ tráo nhất thời đại".

Philip Arnold và John Slack chưa bao giờ được tìm thấy.

Arnold, 49 tuổi, bộ não đằng sau kế hoạch này, là người học việc của một người thợ đào vàng nổi tiếng. Arnold đã làm việc trong 20 năm qua trong nhiều lĩnh vực liên quan đến khai thác mỏ.

Chủ tịch ngân hàng, ông William Ralston treo một trong những chứng chỉ cổ phiếu của công ty khai thác "cánh đồng kim cương", giờ đã vô giá trị, trong văn phòng như một lời nhắc nhở về sự ngu ngốc của chính mình.

Nhưng những năm sau vụ lừa đảo kim cương, ông ta đã đầu tư quá mức tiền của mình và của ngân hàng vào các kế hoạch khai thác tồi tệ khác. Ngày 16/8/1875, Ngân hàng California của ông buộc phải đóng cửa tạm thời. Hôm sau, các giám đốc ngân hàng yêu cầu Ralston từ chức chủ tịch.

Ông nộp đơn từ chức và và rời công ty để đến vịnh San Francisco tập bơi theo thói quen. Ông sau đó được tìm thấy đã chết vì đuối nước. Dù đây là một vụ tự tử hay một tai nạn trớ trêu, nó vẫn là nỗi bàng hoàng cho cả nước Mỹ lúc bấy giờ.

Xem thêm: lmth.2540454-gnouc-mik-gnod-hnac-yab-iv-nas-ahp-ym-coun-uaig-ahn/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Viễn cảnh 'cánh đồng kim cương' khiến giới thượng lưu mắc lừa”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools