Nhân viên Bảo tàng Thyssen-Bornemisza ở Madrid đang lấy bức tranh "Những người chăn cừu" (1927) của Kyrylo Hvozdyk ra khỏi thùng - Ảnh: NYT
Theo Hãng tin Reuters, số tác phẩm nghệ thuật này được đưa ra khỏi Kiev để tránh các cuộc tấn công của Nga, vốn đã gây nhiều thiệt hại cho di sản văn hóa Ukraine.
Các tác phẩm được trưng bày ở Bảo tàng Nghệ thuật quốc gia Thyssen-Bornemisza ở Madrid, là một phần của triển lãm "Trong mắt bão: Chủ nghĩa hiện đại ở Ukraine 1900-1930", bao gồm tranh sơn dầu, ký họa và tác phẩm sử dụng kỹ thuật collage.
Collage là kỹ thuật sáng tạo nghệ thuật chủ yếu áp dụng trong nghệ thuật thị giác, trong đó các tác phẩm được hình thành từ một tập hợp các thành phần và chất liệu khác nhau.
Buổi triển lãm tại Madrid là một trong số các buổi trưng bày di sản văn hóa của Ukraine trên khắp châu Âu, đồng thời là nỗ lực nâng cao nhận thức về mối đe dọa đối với di sản nghệ thuật của đất nước bị chiến tranh tàn phá.
Bức chân dung về người lính của Kostiantyn Yeleva - Ảnh: AFP
Các giám tuyển nghệ thuật cho biết đây là triển lãm toàn diện nhất về nghệ thuật hiện đại Ukraine trong giai đoạn 1900-1930. Nhiều tác phẩm hầu như không được nhìn thấy bên ngoài Ukraine.
Triển lãm tại Madrid sẽ diễn ra từ 29-11 đến 30-4, sau đó sẽ chuyển tới Đức để triển lãm tại Cologne (Koln) bắt đầu từ tháng 9-2023.
Phát biểu trong đoạn video phát ngày 28-11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết buổi triển lãm "là tầm nhìn về những gì Nga đang cố gắng phá hủy".
Một nhà báo chụp ảnh kỷ niệm với bức "Ngày 1 tháng 5" của Viktor Palmov - Ảnh: AFP
Sau nhiều tuần chuẩn bị căng thẳng, các tác phẩm nghệ thuật đã được chất lên hai xe tải vào giữa tháng 11, ngay trước khi Kiev hứng chịu loạt tên lửa dữ dội.
Bảo tàng Thyssen-Bornemisza cho biết khi đến gần biên giới Ba Lan, đoàn xe đã tránh đi qua những nơi có khả năng bị tấn công. Khi đoàn xe đến biên giới thì biên giới lại đóng cửa vì một quả tên lửa vừa giội xuống một ngôi làng Ba Lan khiến hai người thiệt mạng.
Bảo tàng Thyssen-Bornemisza cho biết sau đó đã nhờ đại sứ Ukraine tại Tây Ban Nha giúp đỡ. Đại sứ Ukraine sau đó đã liên lạc với "mọi chính trị gia mà ông biết giữa Ba Lan và Ukraine" để giúp đoàn xe qua biên giới.
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) cho biết hơn 200 địa điểm văn hóa ở Ukraine, bao gồm cả các bảo tàng, đã bị hư hại kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào ngày 24-2.
Bức "Nghỉ ngơi" của Oleksandr Syrotenko - Ảnh: AFP
TTO - Giáo hoàng Francis cho rằng vẫn có thể tìm kiếm hòa bình giữa Nga và Ukraine, và Vatican sẵn sàng làm mọi thứ trong khả năng để hòa giải, chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine.
Xem thêm: mth.40373624192112202-nan-it-id-eniarku-o-tauht-ehgn-mahp-cat-ueihn/nv.ertiout