vĐồng tin tức tài chính 365

Vì sao vô sinh, hiếm muộn đang gia tăng?

2022-11-30 10:37
Vì sao vô sinh, hiếm muộn đang gia tăng? - Ảnh 1.

Tư vấn và điều trị cho các gia đình hiếm muộn - Ảnh: BVCC

Theo Tổ chức Y tế thế giới, dự báo vô sinh hiếm muộn là căn bệnh nguy hiểm thứ ba, sau ung thư và bệnh tim mạch ở thế kỷ 21. Việt Nam là một trong những quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương có tỉ lệ sinh thấp và vô sinh cao. Theo thống kê có tới 7,7% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản đang đối mặt với hiếm muộn.

Vô sinh là do vợ, chồng hay lý do nào?

Mặc dù không sử dụng các biện pháp tránh thai suốt ba năm nay với mong muốn có con, nhưng vợ chồng anh T.T.K. (34 tuổi, TP.HCM) vẫn nhận được kết quả không như mong muốn.

Cả hai vợ chồng đã quyết định đến Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) thăm khám. Qua kiểm tra các bác sĩ cho biết anh K. có số lượng tinh trùng rất ít, chất lượng tinh trùng yếu, hình dạng tinh trùng bất thường. Khi xét nghiệm chỉ số nội tiết tố nam yếu, độ phân mảnh ADN lớn hơn bình thường (tinh trùng không giữ được ADN sau khi thụ thai, dễ chết lưu).

Các bác sĩ nhanh chóng bổ sung nội tiết tố nam cho anh K., sau đó sử dụng thêm các thuốc hỗ trợ tinh trùng. Sau điều trị khoảng bảy tháng cả hai vợ chồng đã đón nhận tin vui có con.

Bác sĩ Vũ Thái Hoàng - khoa ngoại tiết niệu, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) - cho biết nhiều trường hợp không có con, người chồng bắt vợ đi kiểm tra khắp nơi nhưng đều được các bác sĩ chẩn đoán bình thường. Sau khi được tư vấn chuyện sinh sản không phải của riêng một mình vợ, chồng cũng phải đi kiểm tra thì nguyên nhân là do tinh trùng chồng ít và rất yếu phải điều trị.

Một trường hợp khác tại Hà Nội, hai vợ chồng chị M.T. (22 tuổi) kết hôn nhưng chưa có ý định sinh con. Sau hai năm kế hoạch, khi "thả" để sinh con theo kế hoạch thì mãi không đón được tin vui. Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm thì chị T. được chẩn đoán suy buồng trứng sớm khiến việc mang thai khó khăn hơn. May mắn, chị T. vẫn còn có thể thực hiện các biện pháp để kích thích sinh sản và đón được con yêu.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, nguyên nhân vô sinh do nam giới chiếm tỉ lệ 40%, tương đương với tỉ lệ vô sinh ở nữ giới (40%). Còn lại 10% do cả nữ và nam; 10% còn lại là không rõ nguyên nhân.

Vì sao vô sinh, hiếm muộn đang gia tăng? - Ảnh 2.

Điều trị hiếm muộn hiện có kết quả rất khả quan - Ảnh: BVCC

Lối sống, môi trường tác động đến sinh sản

Theo bác sĩ Lê Thị Thu Hiền - trưởng khoa hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội, hiếm muộn hay vô sinh là tình trạng một cặp vợ chồng không thể có thai hoặc không có con sau ít nhất một năm không áp dụng biện pháp ngừa thai.

Nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn ở nam giới là do bất thường chất lượng và số lượng tinh trùng; thiếu hụt nội tiết do suy tuyến sinh dục; xuất tinh sớm; xuất tinh ngược dòng; nghiện thuốc lá hay rượu. Còn ở nữ giới thường do tổn thương vòi trứng; nhiễm trùng vùng chậu; dinh dưỡng kém; lớn tuổi; rối loạn rụng trứng hay không rụng trứng; lạc nội mạc tử cung; khối u buồng trứng.

"Khả năng có thai của một cặp vợ chồng khỏe mạnh, dưới 30 tuổi và quan hệ tình dục thường xuyên khoảng 2-3 lần/tuần là 20-25% mỗi tháng. Phần lớn các cặp vợ chồng sẽ có thai trong vòng một năm đầu khi không sử dụng biện pháp ngừa thai", bác sĩ Hiền thông tin.

Theo các bác sĩ, lối sống, môi trường, yếu tố di truyền... dẫn đến tỉ lệ vô sinh gia tăng hiện nay. Bác sĩ Hoàng cho rằng nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ vô sinh ở nam giới tăng như bị ảnh hưởng gene, tiếp xúc với các yếu tố môi trường, hóa chất độc hại, lối sống sinh hoạt, stress... làm cho chất lượng tinh trùng yếu đi, dẫn đến vô sinh.

"Đặc biệt là đối với nam giới làm việc văn phòng, ngồi nhiều, sử dụng rượu, bia, thuốc lá làm giảm nội tiết tố nam. Bên cạnh đó khiến lượng tinh trùng giảm đi cả về số lượng lẫn chất lượng và hình dạng tinh trùng, tỉ lệ đậu thai kém hơn", bác sĩ Hoàng nói.

Trong khi đó đối với nữ giới tình trạng nạo phá thai, sử dụng thuốc nội tiết tố, bệnh phụ khoa... cũng là nguyên nhân gây ra vô sinh, hiếm muộn gia tăng.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, đối với phụ nữ dưới 35 tuổi, quan hệ tình dục thường xuyên và không tránh thai mà không có thai sau 12 tháng phải đi khám. Đối với những trường hợp trên 35 tuổi thì sau 6 tháng chưa có thai là phải đi khám. Phát hiện sớm những nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn sẽ có cơ hội điều trị hiệu quả hơn.

Có nên trữ đông tinh trùng, trứng

Bác sĩ Phan Chí Thành, chánh văn phòng trung tâm đào tạo, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cho hay việc trữ đông tinh trùng, trứng nên được thực hiện với những người có nguy cơ hiếm muộn, vô sinh trong tương lai. Ví dụ người làm trong môi trường độc hại, ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh; bệnh nhân ung thư trữ lạnh tinh trùng trước khi điều trị hóa chất; người muốn triệt sản hoặc phẫu thuật chuyển giới; phụ nữ suy buồng trứng sớm...

Bác sĩ Vũ Thái Hoàng cũng cho rằng hiện nay nhiều người có xu hướng lập gia đình muộn, lo sợ vô sinh nên đến trung tâm sinh sản trữ trứng hoặc tinh trùng trữ đông. Tuy nhiên, chi phí lớn, chỉ nên thực hiện trong trường hợp "bất đắc dĩ", có nguy cơ vô sinh, hiếm muộn, đối với vợ chồng khỏe mạnh không khuyến khích.

Nguy cơ hiếm muộn vì khuyết sẹo vết mổ cũNguy cơ hiếm muộn vì khuyết sẹo vết mổ cũ

TTO - Các bác sĩ khuyến cáo chị em có chu kỳ hành kinh kéo dài nên đến cơ sở y tế để thăm khám, đặc biệt là đối với phụ nữ đã trải qua sinh mổ. Bởi rất có thể đây là dấu hiệu do vết khuyết sẹo mổ lấy thai gây ra.

Xem thêm: mth.37720203292112202-gnat-aig-gnad-noum-meih-hnis-ov-oas-iv/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vì sao vô sinh, hiếm muộn đang gia tăng?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools