Ngân hàng Trung ương Nhật Bản bãi bỏ giới hạn lãi suất dài hạn, thay vào đó chỉ đặt ra mục tiêu cho lãi suất dài hạn là 1% và cho phép lãi suất dài hạn vượt quá mục tiêu này ở một mức độ nhất định. Đây là động thái nhằm linh hoạt hơn trong quản lý chính sách tiền tệ của chính phủ Nhật Bản.
Sau cuộc họp chính sách trong hai ngày 30 và 31/10, Ngân hàng Trung ương đã quyết định điều chỉnh chính sách tiền tệ đang thực hiện.
Theo đó, các biện pháp nới lỏng tiền tệ quy mô lớn như chính sách lãi suất âm và mua các quỹ giao dịch trao đổi (ETF) sẽ được giữ nguyên, tuy nhiên sẽ điều chỉnh đường cong lợi suất với việc bãi bỏ giới hạn của biến động lãi suất dài hạn, thay vào đó chỉ đặt mục tiêu của lãi suất dài hạn là 1% và cho phép tăng lên ở một mức độ nhất định, tức là cho phép lãi suất biến động phù hợp hơn theo xu hướng lãi suất thực tế của thị trường.
Sự điều chỉnh này được cho là nhằm tạo ra sự linh hoạt hơn trong quản lý chính sách tiền tệ, ngăn chặn việc Nhật Bản phải mua một lượng lớn trái phiếu chính phủ để kiềm hãm đà tăng của lãi suất dài hạn, động thái có thể làm cho đồng Yen tiếp tục mất giá.
Hiện lãi suất dài hạn của Nhật Bản đã tăng tiệm cận mức 1%, trong khi đồng Yen tiếp tục giảm xuống mức 150 Yen đổi 1 USD sau quyết định của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.
Trong báo cáo triển vọng kinh tế được công bố sau cuộc họp, chỉ số giá tiêu dùng trong năm 2023 và 2024 sẽ là 2,8%. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cho biết, cần tiếp tục nới lỏng tiền tệ để đạt được mục tiêu lạm phát ổn định, đồng thời tạo ra chu kỳ tăng lương và tăng trưởng mới cho nền kinh tế, các yếu tố này sẽ được xem xét trước khi Nhật Bản bình thường hóa chính sách tiền tệ.
VTV.vn - IMF dự báo, đồng Yen mất giá sẽ khiến GDP danh nghĩa tính theo đồng USD của Nhật Bản năm 2023 giảm và có thể phải nhường vị trí nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới cho Đức.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.14721039113013202-nah-iad-taus-ial-nah-ioig-ob-iab-nab-tahn/et-hnik/nv.vtv