Đó là một tên lửa hạng nặng nhiều tầng, có thể rời khỏi bầu khí quyển Trái đất và di chuyển vòng quanh thế giới với vận tốc cực lớn, trước khi quay trở lại và lao xuống mục tiêu với tốc độ gấp 20 lần tốc độ âm thanh.
Những tên lửa như vậy thường có đầu đạn hạt nhân, nhưng tên lửa đặc biệt này sẽ được trang bị chất nổ thông thường để không nằm trong sự kiểm soát của quốc tế.
Trong báo cáo thường niên mới nhất về khả năng quân sự của Trung Quốc, Lầu Năm Góc cảnh báo: “Các ICBM được trang bị vũ khí thông thường sẽ gây ra rủi ro đáng kể cho sự ổn định chiến lược”.
Lầu Năm Góc cho rằng Quân chủng tên lửa Trung Quốc (PLARF) sở hữu 350 ICBM hạt nhân với tầm bắn toàn cầu, là kho vũ khí tên lửa hạt nhân lớn thứ ba thế giới sau Mỹ và Nga, cộng với 2.500 tên lửa đạn đạo thông thường tầm trung và tầm ngắn và 300 tên lửa hành trình phóng từ trên không.
Trong đó, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình tầm ngắn và tầm trung của PLARF là những loại vũ khí mà lực lượng Mỹ biết cách đánh bại.
Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ đã chi hàng trăm tỉ USD trong những thập kỷ gần đây để trang bị cho quân đội, hải quân và không quân Mỹ các cảm biến để phát hiện tên lửa và tên lửa hành trình đang bay tới, cùng với các tên lửa đặc biệt để bắn hạ chúng.
Tuy nhiên, không có hệ thống phòng thủ nào trong số này có tác dụng chống lại ICBM đặc biệt nói trên của Trung Quốc, nếu có, vì nó di chuyển nhanh hơn rất nhiều so với bất kỳ tên lửa nào khác.
Lầu Năm Góc cảnh báo trong báo cáo gần đây: “Nếu được phát triển và triển khai, những khả năng như vậy sẽ cho phép Trung Quốc đe dọa tấn công nhằm vào các mục tiêu ở lục địa Mỹ, Hawaii và Alaska”.
Và nếu Mỹ không phân biệt được một ICBM hạt nhân hay một ICBM phi hạt nhân đang bay tới, họ có thể xử lý như đối với đòn đánh hạt nhân phủ đầu, thì hậu quả thảm khốc.
TTO - Bộ quốc phòng Nga vừa thông báo nước này đã phóng thử lần hai loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới có tên Sarmat nhằm thay thế cho tên lửa cũ Veovoda.