Theo ghi nhận ngày 3-11, lượng xe trên tuyến cao tốc này khá đông ở cả hai hướng. Do mỗi hướng chỉ có 2 làn xe, không có làn dừng khẩn cấp như các tuyến cao tốc khác nên theo nhiều tài xế, khi lái xe trên tuyến đường này có cảm giác "chật chội", "bí bách".
"Thỉnh thoảng đang chạy với tốc độ cao mà phía trước có xe chuyển làn đột ngột là tui giật mình. Bởi đường chỉ có hai làn, không dám đánh lái để né", anh Nguyễn Minh Sang - 39 tuổi, ngụ thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang - nói.
Đặc biệt tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận không có làn dừng khẩn cấp, mà chỉ bố trí 11 điểm dừng khẩn cấp khá nhỏ so với nhu cầu thực tế.
Theo quan sát tại một điểm dừng khẩn cấp trên tuyến, đoạn đi qua thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang), hầu hết các xe đều đậu lấn ra khỏi điểm dừng khẩn cấp, gây ảnh hưởng đến xe chạy trên đường.
Hiện nay, tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương, dài khoảng 40km, đã trải qua giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp.
Đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận, dài 51km, quy mô 4 làn xe, đã đi vào hoạt động từ tháng 4-2022 với tốc độ tối đa 80km/h, tuy nhiên với các làn dừng khẩn cấp không liên tục, chỉ cần một sự cố va chạm đã đủ để tạo ra ùn tắc kéo dài.
Một số hình ảnh nguy hiểm trên tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận:
TTO - Nạn phá hàng rào, chăn thả gia súc... bên cạnh các tuyến đường cao tốc gây nguy cơ mất an toàn giao thông vẫn đang tái diễn trên các tuyến cao tốc Bắc - Nam.