vĐồng tin tức tài chính 365

Doanh nghiệp Việt Nam tham gia ngày càng nhiều vào chuỗi cung ứng điện gió

2023-11-03 17:18
Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Nicolai Prytz - Ảnh: DUY LINH

Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Nicolai Prytz - Ảnh: DUY LINH

"Việt Nam là một trong 5 quốc gia mà Đan Mạch có quan hệ Đối tác chiến lược xanh, cùng với Ấn Độ, Indonesia, Nam Phi và Hàn Quốc. Điều đó cho thấy Đan Mạch dành sự ưu tiên và cam kết rất cao đối với Việt Nam", Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Nicolai Prytz khẳng định với báo chí ngày 3-11.

Hôm 1-11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen đã hội đàm trực tuyến, sau đó thông qua Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược xanh Việt Nam - Đan Mạch.

Chia sẻ thêm với Tuổi Trẻ Online, Đại sứ Nicolai Prytz cho biết hai nước dự định thiết lập Đối tác chiến lược xanh cuối năm 2022, nhân dịp Thủ tướng Phạm Minh Chính sang châu Âu dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - EU, nhưng do một số lý do liên quan chính trường Đan Mạch và lịch trình bận rộn của hai Thủ tướng, việc chính thức tuyên bố đã tạm hoãn.

Sau nhiều nỗ lực sắp xếp một cuộc gặp trực tiếp không thành, hai bên quyết định tổ chức hội đàm trực tuyến hôm 1-11.

"Ở Đan Mạch, chúng tôi thích gọi mọi thứ bằng tên riêng. Trong nhiều năm qua, Chính phủ Đan Mạch đã làm việc ở cấp chiến lược với Chính phủ Việt Nam về nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến quá trình chuyển đổi xanh. Vì vậy, đã đến lúc có một tên gọi chính thức và thích hợp cho mối quan hệ ấy", Đại sứ Prytz nói thêm.

Đại sứ Nicolai Prytz và các nhà ngoại giao phụ trách thương mại, năng lượng của đại sứ quán chia sẻ về Đối tác chiến lược xanh - Ảnh: DUY LINH

Đại sứ Nicolai Prytz và các nhà ngoại giao phụ trách thương mại, năng lượng của đại sứ quán chia sẻ về Đối tác chiến lược xanh - Ảnh: DUY LINH

Đại sứ Nicolai Prytz chia sẻ từ quan hệ là nước cho và nhận viện trợ ODA, Đan Mạch và Việt Nam ngày nay đã trở thành hai đối tác hợp tác bình đẳng. Đan Mạch có nhiều kinh nghiệm về điện gió, các thực tiễn hay nên mong muốn chia sẻ, chứ không áp đặt vì xuất phát điểm và điều kiện mỗi nước mỗi khác.

Hai nước có điểm chung là cùng cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và Đan Mạch luôn muốn cùng các nước làm điều tốt đẹp cho thế giới.

Tuyên bố chung hôm 1-11 được kỳ vọng sẽ thúc đẩy, củng cố hợp tác Việt Nam - Đan Mạch trong một loạt lĩnh vực như thúc đẩy đối thoại xanh giữa hai nước, hợp tác về khí hậu, môi trường và năng lượng, hợp tác về thương mại và kinh doanh, hợp tác phát triển đô thị và các thành phố bền vững, hàng hải...

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, sau khi có tuyên bố chung, hai nước sẽ phối hợp chặt chẽ để sớm xây dựng kế hoạch thực hiện tuyên bố chung, mở đường cho hợp tác xanh mạnh mẽ hơn nữa giữa Việt Nam và Đan Mạch. 

Trên thực tế, một số tập đoàn của Đan Mạch đang đánh giá, khảo sát, nghiên cứu khả thi và tìm kiếm đối tác đầu tư cho các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.

Trưởng bộ phận thương mại của Đại sứ quán Đan Mạch Troels Jakobsen - Ảnh: DUY LINH

Trưởng bộ phận thương mại của Đại sứ quán Đan Mạch Troels Jakobsen - Ảnh: DUY LINH

Chia sẻ thêm, ông Troels Jakobsen, trưởng bộ phận thương mại của Đại sứ quán Đan Mạch, cho biết các công ty Đan Mạch rất muốn hợp tác với các công ty địa phương khi đến Việt Nam.

Ông khẳng định Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn và ngày càng nhiều doanh nghiệp Đan Mạch đã đến đầu tư tại Việt Nam, đáng kể nhất là Nhà máy Lego tại tỉnh Bình Dương, nhà máy trung hòa carbon đầu tiên của tập đoàn trị giá hơn 1 tỉ USD.

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng tham gia ngày càng sâu vào chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo của các công ty Đan Mạch, như Vestas - nhà cung cấp các giải pháp năng lượng bền vững hàng đầu thế giới.

Theo ông Jakobsen, hiện khoảng 40% nguồn cung sản xuất các tuốc bin điện gió của Vestas là đến từ Việt Nam. Tập đoàn này vừa khai trương văn phòng mới tại TP.HCM hồi tháng 11-2022, nhân chuyến thăm Việt Nam của Thái tử Đan Mạch Frederik.

Các quan hệ hợp tác như vậy không chỉ giúp doanh nghiệp Việt Nam có chỗ đứng trong chuỗi cung ứng điện gió thế giới, mà còn giúp họ có được kinh nghiệm và năng lực. Thông qua hợp tác với Đan Mạch, một số công ty Việt Nam đã tự tin đàm phán các hợp đồng, dự án năng lượng tái tạo lớn với nước ngoài.

PTSC sản xuất móng trụ tuabin cho dự án điện gió ngoài khơi lớn hàng đầu châu ÁPTSC sản xuất móng trụ tuabin cho dự án điện gió ngoài khơi lớn hàng đầu châu Á

Ngày 19-5, Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) ký hợp đồng với Orsted Đan Mạch, sản xuất 33 móng trụ tuabin cho trang trại điện gió Greater Changhua Đài Loan - một trong những dự án điện gió ngoài khơi lớn nhất châu Á.

Xem thêm: mth.67921935130113202-oig-neid-gnu-gnuc-iouhc-oav-ueihn-gnac-yagn-aig-maht-man-teiv-peihgn-hnaod/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Doanh nghiệp Việt Nam tham gia ngày càng nhiều vào chuỗi cung ứng điện gió”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools