Cụ thể, lượng hạn ngạch thuế quan đường năm 2023 được phân giao là 119.000 tấn, với giá khởi điểm là 2,3 triệu đồng/tấn, có bước giá là 50.000 đồng/tấn.
Đơn vị tham gia đấu giá sẽ là các thương nhân trực tiếp sử dụng đường làm nguyên liệu sản xuất và thương nhân sử dụng đường thô để sản xuất đường tinh luyện được đề nghị phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường theo phương thức đấu giá.
Theo quy định, thương nhân sẽ gửi hồ sơ đề nghị phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2023 theo phương thức đấu giá, tên thương nhân và thông tin liên lạc.
Hồ sơ gồm phiếu bỏ giá, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư; chứng từ xác nhận việc nộp tiền đặt trước vào tài khoản của Bộ Công Thương.
Tuy vậy, do bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành các quyết định về việc áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan, biện pháp chống lẩn tránh thuế với sản phẩm đường mía được nhập khẩu từ Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Myanmar...
Vì vậy, trong trường hợp thương nhân được phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2023 theo phương thức đấu giá, nếu nhập khẩu đường có xuất xứ từ Thái Lan phải chịu thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức hoặc thuế chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
TTO - Theo Bộ Công thương, trong phiên đấu thầu sáng 23-8, có 15/28 doanh nghiệp gửi hồ sơ tham gia đấu giá đã trúng thầu nhập khẩu 89.500 tấn đường trong hạn ngạch thuế quan theo cam kết với WTO trong năm 2017.