vĐồng tin tức tài chính 365

Bộ Công thương: Cơ chế giá bán lẻ điện chưa đồng bộ với thực tế thị trường điện

2023-11-06 03:54

Trong báo cáo bổ sung gửi Quốc hội trước phiên trả lời chất vấn sẽ diễn ra vào ngày mai (6/11), Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã giải trình thêm một số nội dung liên quan đến thực hiện nghị quyết chất vấn, trong đó có việc điều hành giá điện.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Bộ Công thương đang nghiên cứu sửa Quyết định 28/2014 về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, do cơ chế này đang bộc lộ bất cấp sau gần 10 năm thực hiện.

“Thời gian gần đây, do có sự thay đổi về cơ cấu sử dụng điện, nên giá bán cho nhóm khách hàng không phản ánh kịp thời chi phí sản xuất” – ông Diên phản ánh.

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên

Dẫn chứng, ông Diên nói, giá bán cho nhóm khách hàng sản xuất đang thấp hơn giá phản ánh chi phí, nên ảnh hưởng tới mục tiêu sử dụng điện hiệu quả, tiết kiệm.

Mặt khác, các doanh nghiệp không có động lực đổi mới công nghệ, điều chỉnh sản xuất, nhất là khi nhóm tiêu dùng này chiếm tỷ trọng lớn trong phụ tải của hệ thống điện hiện nay.

“Điều này có nghĩa là vẫn tồn tại việc bù chéo giữa các nhóm khách hàng sử dụng điện ở các mức độ khác nhau”, theo Bộ trưởng Diên.

Để khắc phục điều này, theo Bộ trưởng, từ năm ngoái Bộ Công thương đã nghiên cứu phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện. Trong đó, biểu giá bán lẻ này dự kiến còn 5 bậc thay vì 6 như hiện hành.

“Khoảng cách giữa các bậc cũng được phân chia lại, phù hợp thực tế dùng điện của người dân, và giá ở bậc cao nhất (701 kWh trở lên) trên 3.450 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT)” – ông Diên nói.

Bên cạnh đó, trong ngắn hạn, Bộ Công thương sẽ tập trung đầy đủ nhiên liệu sơ cấp cho phát điện; có kế hoạch bảo dưỡng, duy tu hợp lý, khắc phục kịp thời sự cố các tổ máy để có thể phát tối đa công suất.

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình trọng điểm (về nguồn và truyền tải); tháo gỡ, huy động tối đa các sản lượng năng lượng tái tạo và sớm đưa ra cơ chế phát triển năng lượng mặt trời không nối lưới, cơ chế mua bán điện trực tiếp (DDPA).

Về dài hạn, để đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế, sản xuất, Bộ Công thương cho hay sẽ sớm ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII và sửa cơ chế liên quan tới giá của các loại điện năng, phát triển thị trường điện cạnh tranh, đưa ra chính sách phát triển điện gió ngoài khơi.

Cơ quan quản lý ngành công thương cũng đề xuất xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

Qua tổng kết thi hành cho thấy, theo ông Diên, một số nội dung quy định trong Luật Điện lực chưa điều chỉnh hết các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tiễn, như quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực nhằm bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước; phân cấp, phân quyền và hiệu quả quản lý nhà nước về điện lực.

Cơ cấu nguồn điện, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới; tiết kiệm điện; cơ chế giá điện theo thị trường; an toàn điện, an toàn đập và hồ chứa thủy điện cũng chưa được điều chỉnh bởi Luật trên.

Liên quan đến giá điện, cơ quan thẩm tra của Quốc hội nhận định, cơ chế giá bán lẻ điện chưa đồng bộ với thực tế thị trường điện nên không phản ánh kịp thời chi phí nhiên liệu đầu vào và cũng chưa hình thành giá theo từng khu vực địa lý.

Cụ thể, khung pháp lý cho việc tham gia thị trường điện cạnh tranh chưa hoàn thiện. Các nhà máy điện tái tạo được xây dựng theo tư duy “giá FIT”, gặp nhiều rủi ro khi tham gia chào giá trên thị trường điện cạnh tranh.

Cơ quan thẩm tra của Quốc hội cũng chỉ ra, hiện chưa có quy định về giá phân phối điện và giá này do Nhà nước điều tiết tương tự giá truyền tải điện. Giá điện chưa tính đúng, đủ và lợi nhuận hợp lý của các đơn vị điện lực.

Hải Triều

Xem thêm: lmth.419451_neid-gnourt-iht-et-cuht-iov-ob-gnod-auhc-neid-el-nab-aig-ehc-oc/hnihc-nit/nv.moc.nagnoc

Comments:0 | Tags:An ninh kinh tế

“Bộ Công thương: Cơ chế giá bán lẻ điện chưa đồng bộ với thực tế thị trường điện”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools