vĐồng tin tức tài chính 365

Mong Quốc hội sớm sửa những bất cập về thuế thu nhập cá nhân

2023-11-07 06:06

Như Thanh Niên đã thông tin, sáng 2.11, Quốc hội thảo luận tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023, dự toán và phân bổ ngân sách T.Ư năm 2024; đánh giá giữa kỳ về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính quốc gia, vay trả nợ công 2021 - 2025.

Mong Quốc hội sớm sửa những bất cập về thuế thu nhập cá nhân - Ảnh 1.

Theo đại biểu Trần Văn Lâm, thuế TNCN có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

GIA HÂN

Nêu ý kiến về thuế thu nhập cá nhân (TNCN), Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - ngân sách Trần Văn Lâm cho rằng quy định về mức khởi điểm chịu thuế, giảm trừ gia cảnh, phân chia bậc lũy tiến... "có nội dung đã lạc hậu cả chục năm, bất cập rất lớn".

Theo ông Lâm, kết quả thu ngân sách đạt được trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, kinh tế có lúc đình đốn là nỗ lực lớn. Song thực tế cho thấy, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh. Đơn cử như thuế TNCN với các quy định về khởi điểm thu nhập chịu thuế, phân chia bậc lũy tiến, mức giảm trừ gia cảnh... không được cập nhật theo biến động của mức lương tối thiểu, giá cả, lạm phát.

Chia sẻ thêm bên lề hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, so với thế giới, chỉ số tính thuế TNCN của Việt Nam so với lương cơ sở đang cao hơn 2,4 lần. Ngưỡng chịu thuế bình quân chung ở nước ngoài chỉ tính từ 0,5 - 1 lần so với lương cơ sở. Cụ thể, mức tính thuế TNCN hiện hành là 11 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế và 4,4 triệu đồng/tháng cho người phụ thuộc, trong khi lương bình quân là 4,6 triệu đồng.

Ông Phớc cho rằng mức giảm trừ gia cảnh so với lương cơ sở như vậy là cao, nhưng đang thấp hơn mức sống đô thị của người dân. Đặc biệt, theo ông Phớc, thu nhập 12 triệu đồng/tháng ở đô thị "không đủ sống". Ông Phớc cho biết, dự luật thuế TNCN sửa đổi chưa được bổ sung vào chương trình làm luật trong thời gian tới. Sau khi thực hiện cải cách tiền lương từ 1.7.2024, trên cơ sở đó sẽ tính thu nhập gốc, tính mức bình quân tăng lương mỗi năm là 7 - 8% để làm căn cứ tính ra thu nhập bình quân chịu thuế.

Ai cũng thấy bất hợp lý

Nhiều bạn đọc (BĐ) đồng tình với ý kiến của đại biểu Quốc hội khi nói về thuế TNCN. BĐ vantran.trv bày tỏ: "Đại biểu nói thật đúng và trúng! Ủng hộ!". BĐ Anh Huy Vũ Nguyễn cũng tán thành: "Chuẩn không phải chỉnh. Làm sao để thuế TNCN phù hợp với thời đại và bớt thủ tục hoàn thuế là việc phải làm ngay!".

Nói về những lạc hậu, bất cập của thuế TNCN, BĐ Trịnh Thục Vũ cho biết: "Tôi là viên chức, đóng học phí cho con học ĐH ở TP.HCM một năm khoảng 70 - 80 triệu, có biên lai hẳn hoi, 1 tháng cho thêm con 6 triệu đồng, gồm tiền thuê nhà, ăn uống, chi phí lặt vặt nữa... Rõ ràng như thế nhưng không được khấu trừ thuế TNCN". BĐ Trần Thanh than thở: "Mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc quá thấp trong khi con cái và người già có hàng trăm thứ chi tiêu, từ ăn uống, học hành, thuốc men, nhu cầu sinh hoạt...".

BĐ Duc Nguyen Minh nói thêm: "Nghĩ sao khi năm 2009 mức tính thuế TNCN là 9 triệu đồng, mức giảm trừ gia cảnh cho mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng. Hiện nay mức chịu thuế TNCN là 11 triệu đồng và mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc 4,4 triệu đồng... Hãy thử nhìn lại sau dịch Covid-19, học phí các trường tăng như thế nào...".

Cần sớm sửa đổi

Đó là mong mỏi của rất nhiều BĐ. BĐ có nickname Z0iLh góp ý: "Thuế TNCN đã trở nên quá lạc hậu và đang dần mất đi ý nghĩa của nó là công cụ để đánh thuế đối với những cá nhân có thu nhập cao. Thiết nghĩ, nên xem xét 3 yếu tố căn bản sau: 1. Tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc… Để công bằng và áp dụng chính xác mức giảm trừ gia cảnh theo từng khu vực (thành thị hay nông thôn), có thể quy định mức giảm trừ gia cảnh bằng bao nhiêu lần mức lương tối thiểu vùng. Khi đó chỉ cần mức lương tối thiểu vùng thay đổi, thì mức giảm trừ gia cảnh cũng sẽ thay đổi theo, không phải sửa luật nhiều lần. 2. Thay đổi khoảng giá trị tính của biểu thuế lũy tiến từng phần. Ở các mức thuế suất thấp (5%, 10%, 15%), nên nới rộng khoảng giá trị như một công cụ khuyến khích đóng thuế hơn là tận thu thuế TNCN. 3. Cơ quan thuế nên tìm phương pháp để thu thuế của các đối tượng khác ngoài cán bộ, công nhân viên, do hiện tại còn rất nhiều giao dịch cá nhân không khai thuế, không quyết toán thuế".

"Lương tăng được chút nhưng không bì được với giá cả nhiều loại hàng hóa cùng tăng, từ xăng, điện, nước… Đến bà bún bò trong hẻm mới ngày nào còn bán 25.000 đồng/tô giờ "xin lên" 30.000 đồng/tô, mà tô bún thấy "tóp tóp" lại. Gì cũng tăng, ai cũng phải xem xét lại các khoản chi tiêu… Trong khi đó, thuế TNCN vẫn cứ bình yên, thu đều đều. Những lạc hậu, bất cập, bất hợp lý về thuế TNCN thì nhiều người đã nói rồi. Rất mong sớm sửa đổi, mong lắm!", BĐ Nguyen Van Minh bày tỏ.

Theo tôi, thu nhập từ trên 20 triệu đồng/tháng mới phải đóng thuế TNCN là hợp lý.

tvbinh1955

Kinh tế khó khăn nhưng thấy nhiều người vẫn lên mạng khoe mua nhà, mua đất, mua xe các kiểu. Ngành thuế nên "hỏi thăm" những người này với, xem họ đóng thuế có đầy đủ không? 

Tiến

Xem thêm: mth.558335381601132581-nahn-ac-pahn-uht-euht-ev-pac-tab-gnuhn-aus-mos-ioh-couq-gnom/nv.neinhnaht

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mong Quốc hội sớm sửa những bất cập về thuế thu nhập cá nhân”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools