Trong 9 tháng đầu năm, số lượng doanh nghiệp (DN) BĐS thành lập mới tăng gấp 3,5 lần số lượng DN BĐS giải thể, với 3.394 DN nhưng thực tế vẫn giảm 52,4% so cùng kỳ năm 2022. Riêng các sàn giao dịch, 20% tiếp tục đối diện với nguy cơ giải thể, phá sản, 40% đang nỗ lực chống đỡ để duy trì, chỉ hoạt động cùng một vài nhân sự nòng cốt và đang cố gắng cầm cự, "sống bằng niềm tin" rằng thị trường sẽ khôi phục vào cuối năm 2023.
Những DN BĐS còn hoạt động đang gặp khó khăn về nguồn vốn do không bán được hàng, không huy động được nguồn vốn trả trước của khách hàng…
Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư của một số dự án quyết tâm "ôm hàng" dù được phép trả lại cọc và khoản lãi phát sinh do dự án đến thời hạn cam kết mua lại. Thị trường cũng bắt đầu xuất hiện các nhóm nhà đầu tư sẵn sàng nhập cuộc "săn BĐS giá hời" để chuẩn bị bước vào chu kỳ tăng trưởng mới. "Đây là khoảng thời gian hết sức quan trọng, mang tính quyết định cho sự chuyển mình của thị trường BĐS. Cùng với các nút thắt về pháp lý, nguồn vốn, thì "niềm tin của khách hàng, nhà đầu tư" chính là "chốt chặn cuối cùng" cần giải tỏa để thị trường BĐS thực sự trở về "trạng thái bình thường mới" - báo cáo nêu.
Theo VARS, trong quý III/2023, cả nước ghi nhận hơn 250 dự án nhà ở đang mở bán, hầu hết là các giai đoạn mở bán tiếp theo của dự án, cung cấp ra thị trường khoảng 20.000 sản phẩm. Nhiều dự án mới được mở bán, các dự án khác được gia hạn tiến độ… Trong đó, nguồn cung mới tập trung chủ yếu ở thị trường khu vực phía Nam (chiếm 40% cả nước).
Hiện nhu cầu về nhà ở xã hội hiện rất lớn, điều này giúp DN phục hồi trong giai đoạn khó khăn và hỗ trợ người thu nhập thấp có cơ hội an cư.
Xem thêm: mth.23282251260113202-gnah-mo-teyuq-ut-uad-ahn-ueihn/et-hnik/nv.moc.dln