vĐồng tin tức tài chính 365

Đất rừng phương Nam nhiều chi tiết hài như gia vị nêm quá tay nên phản cảm

2023-11-07 16:06
Đông đảo nhà nghiên cứu, nhà khoa học tham gia hội thảo quốc gia về Đề cương văn hóa Việt Nam 1943 - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Đông đảo nhà nghiên cứu, nhà khoa học tham gia hội thảo quốc gia về Đề cương văn hóa Việt Nam 1943 - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Sáng 7-11, Ban tuyên giáo Đảng ủy Khối Đại học - Cao đẳng TP.HCM phối hợp Trường đại học Tài chính - Marketing tổ chức hội thảo khoa học quốc gia chủ đề “Đề cương văn hóa Việt Nam 1943 và vấn đề hội nhập quốc tế hiện nay”, tại Trường đại học Tài chính - Marketing (quận 7, TP.HCM).

Tham dự hội thảo có các chuyên gia, nhà khoa học, nhà văn hóa, giảng viên đến từ các viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo...

Hội thảo công bố những kết quả nghiên cứu về văn kiện Đề cương văn hóa Việt Nam 1943; những kinh nghiệm về việc vận dụng đề cương vào quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.

Đất rừng phương Nam được nhắc đến

Ban tổ chức nhận được hơn 70 tham luận, tuyển chọn 50 tham luận đưa vào kỷ yếu.

Các bài tham luận xoay quanh hai nội dung chính: những vấn đề lý luận về Đề cương văn hóa Việt Nam 1943 và ý nghĩa của Đề cương văn hóa Việt Nam 1943 đối với sự phát triển của đất nước hiện nay.

Liên quan đến ứng dụng Đề cương văn hóa Việt Nam vào các sản phẩm phim ảnh, ông Bùi Thanh Truyền - trưởng khoa ngữ văn, Trường đại học Sư phạm TP.HCM - dẫn chứng về phim Đất rừng phương Nam của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng.

Đất rừng phương Nam được nhắc đến trong hội thảo - Ảnh: ĐPCC

Đất rừng phương Nam được nhắc đến trong hội thảo - Ảnh: ĐPCC

Bộ phim vấp phải nhiều tranh luận trái chiều. Tuy nhiên, không ai không thừa nhận những nỗ lực, tâm huyết của đoàn phim. Về tính nghệ thuật, người xem sẽ thích thú vì biết thêm về văn hóa, vùng đất Tây Nam Bộ.

Theo góc nhìn của ông Truyền, phim chú trọng tính đại chúng, tức ê kíp hướng tới thu hút người xem, mong phim chạm mốc 400 tỉ, 500 tỉ đồng như những phim làm trước đó.

Do có tính đại chúng nên phim có những chi tiết hài nhưng lặp đi lặp lại nhiều giống như gia vị nêm quá tay, dẫn đến khó chịu, phản cảm.

Ông Bùi Thanh Truyền khẳng định tính duy lợi cũng được thể hiện rõ qua phim này.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Túy - Trường đại học Tài chính - Marketing - chia sẻ tham luận "Đề cương về văn hóa Việt Nam và sự phát triển tư duy lý luận của Đảng ta về văn hóa".

Tham luận nhấn mạnh nội dung, giá trị cốt lõi của Đề cương văn hóa Việt Nam 1943 được Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa, vận dụng và phát triển; hoàn thiện và nâng cao năng lực tư duy lý luận, khả năng lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ.

Tiến sĩ Lê Quang Cần - Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai - là đại diện nhóm tham luận "Tư tưởng cốt lõi của Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 đối với sự phát triển ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta trong hiện tại và tương lai".

Ông Cần đề cập đến việc phát triển ngành công nghiệp văn hóa theo định hướng của Đảng, Nhà nước, đồng thời đưa ra nhiều giải pháp: phát triển gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế, liên kết, liên doanh, ứng dụng khoa học kỹ thuật, trí tuệ nhân tạo, công nghệ số, học tập các nước có nền công nghiệp văn hóa phát triển...

Đề xuất phát triển văn hóa, con người thành phố

Các đại biểu đề xuất các giải pháp giáo dục, bồi dưỡng thẩm mỹ và nhận thức đúng đắn về văn hóa, để nâng cao bản lĩnh “hòa nhập nhưng không hòa tan”, chống lại sự “xâm lăng văn hóa” trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.

Ông Lâm Hữu Đức - trưởng phòng Văn hoá, văn nghệ, Ban tuyên giáo Thành ủy TP.HCM - đề xuất các giải pháp ứng dụng đề cương phát triển văn hóa, con người thành phố:

"Một là, tiếp tục nâng cao nhận thức các cấp ủy đảng về vị trí, vai trò văn hóa, phát triển văn hóa, xã hội đồng bộ với phát triển kinh tế, làm nền tảng cho thành phố phát triển bền vững theo tinh thần nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XI.

Hai là, rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các nghị quyết của trung ương về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới.

Ba là, tập trung phát triển toàn diện và đồng bộ về văn hóa, đời sống văn hóa, các thiết chế văn hóa.

Bốn là, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo tại các trường văn hóa, nghệ thuật thành phố theo hướng khoa học, hiện đại, phù hợp với thị trường văn hóa của thành phố.

Năm là, xây dựng văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững đất nước.

Sáu là, phát huy hiệu quả hoạt động của các cơ quan báo đài trong công tác truyền thông...".

80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam: Văn hóa phải trở thành động lực quan trọng của xã hội80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam: Văn hóa phải trở thành động lực quan trọng của xã hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định vai trò dẫn lối của Đề cương về văn hóa Việt Nam trong suốt 80 năm qua cũng như quan điểm của Đảng ta về vai trò rất quan trọng của văn hóa.

Xem thêm: mth.39830349070113202-mac-nahp-nen-yat-auq-men-iv-aig-uhn-iah-teit-ihc-ueihn-man-gnouhp-gnur-tad/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đất rừng phương Nam nhiều chi tiết hài như gia vị nêm quá tay nên phản cảm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools