Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 7/11 giảm 200.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 500.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã tăng trở lại 600.000 đồng/lượng, hiện đứng ở mức 68,90 – 69,92 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 14,7 USD xuống 1.977,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục xu hướng giảm và về gần 1.965 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 105,57 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 7/11 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.014 đồng/USD, giảm mạnh 50 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.150 – 24.490 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua đi ngang và kết phiên ở sát 35.000 USD thì sang phiên hôm nay đã bất ngờ có nhịp giảm về gần 34.700 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,55 USD (-1,92%), xuống 79,27 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 1,67 USD (-1,99%), xuống 83,51 USD/thùng.
VN-Index điều chỉnh
Sau phiên sáng giao dịch khá ảm đạm và xu hướng chung trong tâm lý nhà đầu tư là thận trọng, thị trường bước vào phiên chiều không có nhiều biến chuyển, khi VN-Index gần như chỉ xoay nhẹ quanh 1.080 điểm và dù có thời điểm để mất mốc này khi lực bán gia tăng, nhưng việc tiết cung giá thấp cũng đã giúp chỉ số đóng cửa giữ được ngưỡng hỗ trợ này.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 10,84 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng 197,6 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 7/11: VN-Index giảm 9,37 điểm (-0,86%), xuống 1.080,29 điểm; HNX-Index giảm 1,3 điểm (-0,59%), xuống 219,29 điểm; UpCoM-Index giảm 0,44 điểm (-0,52%), xuống 84,61 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ tăng trong phiên thứ Hai (6/11), khi các nhà đầu tư theo dõi phát biểu của một loạt các nhà hoạch định chính sách vào cuối tuần để tìm kiếm manh mối về việc liệu Fed có thể cắt giảm lãi suất vào năm tới hay không.
Theo đó, thị trường kỳ vọng rằng Fed sẽ giữ lãi suất ổn định tại cuộc họp tháng 12 ở mức xác suất 90,4%, giảm đôi chút so với mức 95,2% vào thứ Sáu nhưng cao hơn mức 74,4% một tuần trước và theo FedWatch Tool, kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất ít nhất 0,25% đã tăng lên hơn 50% tại cuộc họp tháng 5/2024.
Kết thúc phiên 6/11: Chỉ số Dow Jones tăng 34,54 điểm (+0,10%), lên 34.095,86 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 7,64 điểm (+0,18%), lên 4.365,98 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 40,50 điểm (+0,30%), lên 13.518,78 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm, khi giới đầu tư chốt lời sau bốn phiên tăng mạnh gần đây.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,34% xuống 32.271,82 điểm. Chỉ số Topix giảm 1,17% ở mức 2.332,91.
Phiên này, cổ phiếu Fast Retailing giảm 0,92% để kéo lùi Nikkei 225 mạnh nhất. Theo sau là nhà sản xuất thiết bị sản xuất chip Tokyo Electron mất 1,37%.
Cổ phiếu Ajinomoto giảm 10,21% để trở thành cổ phiếu hoạt động kém nhất trên Nikkei 225, ngay cả khi nhà sản xuất thực phẩm nâng dự báo lợi nhuận ròng hàng năm.
Chứng khoán Trung Quốc giảm nhẹ, khi dữ liệu thương mại mới nhấn mạnh sự phục hồi kinh tế không đồng đều.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,03% xuống 3.057,27 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,35% xuống 3.619,76 điểm.
Nhập khẩu của Trung Quốc bất ngờ tăng trong tháng 10 trong khi xuất khẩu giảm với tốc độ nhanh hơn dự kiến, trong một loạt các dữ liệu gần đây cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn không đồng đều.
Zhiwei Zhang, nhà kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management, cho biết tăng trưởng xuất khẩu vẫn chậm chạp khi đà tăng trưởng kinh tế ở Mỹ và châu Âu chậm lại.
"Trung Quốc phải dựa nhiều hơn vào nhu cầu trong nước để thúc đẩy tăng trưởng", ông Zhang nói thêm.
IMF hôm thứ Ba đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của Trung Quốc từ 5% lên 5,4%, với lý do phục hồi "mạnh mẽ" hậu COVID-19.
Chứng khoán Hồng Kông giảm, khi chịu sức ép từ nhóm cổ phiếu công nghệ và bất động sản.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,65% xuống 17.670,16 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,54% xuống 6.087,10 điểm.
Phiên này, cổ phiếu các gã khổng lồ công nghệ giảm 1%, trong khi các nhà phát triển bất động sản Đại lục giảm 3,1% sau khi tăng 3,4% trong phiên trước đó.
Cổ phiếu công nghệ dẫn đầu với mức tăng hơn 4%, trong đó, các cổ phiếu lớn như Tencent tăng 3,3%, Tập đoàn Alibaba tăng 2,4% và JD.com tăng 3,8%.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm sâu, sau khi tăng mạnh hơn 5,5% trong phiên trước đó, khi các nhà đầu tư thận trọng đánh giá tác động của lệnh cấm bán khống đột ngột được thông báo cách đây ít ngày.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 58,41 điểm, tương đương 2,33% xuống 2.443,96 điểm.
Tâm trạng thận trọng xung quanh sự biến động gia tăng theo lệnh cấm bán khống được áp dụng lại cho đến nửa đầu năm 2024, các nhà phân tích cho biết.
"Đã có lực bán mạnh tập trung vào các lĩnh vực tăng quá mạnh so với các yếu tố cơ bản", Kim Seok-hwan, nhà phân tích tại Mirae Asset Securities, cho biết.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc cho biết ông đồng ý với quyết định của các cơ quan tài chính về việc cấm bán khống trên thị trường, sau một loạt các giao dịch bất hợp pháp của các ngân hàng nước ngoài và trước cuộc tổng tuyển cử của vào tháng Tư.
Cổ phiếu các công ty pin phiên này giảm mạnh nhất với Nhà sản xuất pin LG Energy Solution giảm 10,23%, trong khi các công ty cùng ngành Samsung SDI và SK Innovation mất lần lượt 7,91% và 7,07%.
Kết thúc phiên 7/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 433,66 điểm (-1,34%), xuống 32.271,82 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 1,14 điểm (-0,03%), xuống 3.057,27 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 296,73 điểm (-1,65%), xuống 17.670,16 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 58,41 điểm (-2,33%), xuống 2.443,96 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Áp lực tỷ giá sẽ nhẹ dần
Tỷ giá vẫn neo cao bất chấp Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) không tăng lãi suất và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục hút ròng một lượng tiền lớn..>> Chi tiết
- Dở dang 10.000 tỷ đồng trái phiếu Sài Gòn Glory
Tài sản bảo đảm là dự án bất động sản có vị trí đắc địa tại TP.HCM, nhưng các trái chủ của Công ty TNHH Sài Gòn Glory vẫn chịu cảnh nắm giữ “trái phiếu rác”..>> Chi tiết
- Nhóm cổ phiếu chiết khấu cao thu hút dòng tiền
Ở thời điểm hiện tại, dù chưa khẳng định được đáy ngắn hạn của thị trường đã được xác lập, nhưng định giá của thị trường cũng như nhiều nhóm ngành đã về vùng thấp so với quá khứ, mở ra cơ hội cho nhà đầu tư tìm kiếm và lựa chọn những cổ phiếu có tiềm năng..>> Chi tiết
- Mỹ duy trì sản lượng khai thác dầu ở mức cao kỷ lục
Dù số giàn khoan đang hoạt động chững lại và thậm chí sụt giảm, sản lượng dầu thô của Mỹ vẫn đạt mức cao kỷ lục hàng tháng nhờ năng suất tăng và hoạt động hiệu quả hơn..>> Chi tiết