vĐồng tin tức tài chính 365

Ăn uống, chi tiêu tằn tiện để vượt khó

2023-11-08 12:26
Tuấn (bìa trái) cùng một số đồng hương đi câu cá vừa coi như giải trí vừa “tăng gia”, tiết kiệm thêm đồng nào hay đồng đó - Ảnh: NVCC

Tuấn (bìa trái) cùng một số đồng hương đi câu cá vừa coi như giải trí vừa “tăng gia”, tiết kiệm thêm đồng nào hay đồng đó - Ảnh: NVCC

Không chỉ tình hình công việc tại một số nơi trong nước gặp khó, kha khá lao động trẻ Việt Nam đi xuất khẩu lao động hoặc thực tập sinh sang Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia... xác nhận nhiều tháng trở lại đây công việc liên tục gặp khó, thu nhập giảm hẳn.

Mỗi tuần làm việc năm ngày nhưng có đến bốn ngày ngồi chơi, cộng với tỉ giá đồng yên Nhật xuống liên tục khiến Phong (22 tuổi) chới với. Bớt ăn sang, tích trữ đồ giảm giá, hạn chế chi tiêu là cách Phong xoay xở ở thời điểm hiện tại.

Đến xưởng ngồi nhìn nhau

Tính đến tháng 10 vừa rồi là bảy tháng Phong rời Việt Nam qua tỉnh Kagawa (Nhật Bản) sinh sống, làm việc theo diện xuất khẩu lao động. Trước đó, anh được một công ty môi giới xuất khẩu lao động chào mời công việc đứng máy dập tôn với giá trọn gói 250 triệu đồng.

Với cả nhà, con số ấy là cả gia tài vì chưa một lần được cầm tới số tiền nào lớn đến thế. Nhưng nghe theo lời chào mời hấp dẫn lương trên 40 triệu đồng/tháng, công việc chỉ ngồi một chỗ bấm máy, họ chạy vạy khắp nơi để con trai được đi. Giấc mơ đi làm thợ để về khởi nghiệp của chàng trai tuổi 22 nhen nhóm từ đó.

Qua đến nơi, Phong có một tháng để làm quen môi trường, con người và công việc của một thợ cơ khí thực thụ.

Phần việc nặng đã có máy nâng nhưng Phong bắt buộc phải học hàn xì, đo đạc, khoan cắt sắt thép, những việc chưa từng biết tới trước đây. Với dáng người mảnh khảnh, những công việc này khá nặng nề và thử thách với Phong.

Nhưng ở vào "thế đã rồi", Phong không có lựa chọn khác, buộc phải học và làm. Khi dần bắt nhịp với công việc cũng là lúc công ty nơi anh làm gặp khó. "Có tháng tới xưởng xong anh em cứ ngồi nhìn nhau. Có khi người nằm nghỉ, người chơi game liên tiếp ba bốn ngày liền trong vài tuần", Phong kể.

Ít việc, lương cũng giảm nhiều so với trước, hiện mỗi tháng tính ra Phong được trả đổi ra tiền Việt Nam khoảng hơn 22 triệu đồng.

Vì vậy mọi chi tiêu cũng trở thành gánh nặng với giá cả sinh hoạt ở xứ người. Phong bảo lương giảm, làm ít nên cái gì cũng phải giảm theo, trước cuối tuần anh em, bạn bè còn hay gọi nhau nhưng nay ngớt hẳn.

Trường hợp khác, anh Toàn (34 tuổi) đang làm việc tại Đài Loan kể lúc xưởng cơ khí nhiều việc, liên tục được tăng ca, tính ra thu nhập của anh đổi ra tiền Việt cũng khoảng 40 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên đã năm tháng qua công nhân không còn được tăng ca.

Nhiều tuần xưởng ít việc, công nhân bày việc ra làm bằng cách rủ nhau dọn dẹp vệ sinh, sắp xếp lại nhà xưởng, bảo trì hệ thống máy. "Làm cơ khí vốn nặng nề, độc hại lắm nhưng thực nhận chỉ được chừng 25 triệu đồng tiền Việt. Trong khi tiền nhà, điện nước, ăn uống lại vô cùng đắt", anh Toàn nói.

Từng tính chuyện trốn ra ngoài

Năm 2022, Tuấn sang Nhật Bản theo diện thực tập sinh nông nghiệp cho một nông trường ở tỉnh Kumamoto. Hơn một năm rưỡi làm nông chính hiệu, anh phần nào "cứng cựa" hơn so với những đồng hương khác cùng làm.

Với phần lớn thực tập sinh, năm đầu tiên đầy chật vật, từ khác biệt văn hóa, ngôn ngữ, thời tiết cho tới con người, công việc. Nhưng không còn đường nào khác vì khoản nợ gần 300 triệu đồng để có một suất qua đó.

Khi anh dần thích nghi với môi trường sống, công việc lẫn quen biết thêm nhiều người cũng là lúc khó khăn ập tới. Nhiều đợt rau, củ quả ở nông trường trồng đến mùa thu hoạch nhưng không tìm được đầu ra, công nhân như Tuấn cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng theo.

Lương thực tập sinh nông nghiệp như Tuấn vốn đã rất thấp nay càng khó hơn, chỉ khoảng 16 triệu đồng/tháng. Khó khăn, Tuấn tâm sự từng nghĩ chuyện bỏ trốn khỏi nông trường làm lao động chui.

Nhưng làm thế là tự đưa mình vào diện lao động bất hợp pháp, trở thành người vô gia cư và chuyện bị bắt vì điều này gần như là chắc chắn với quy định của luật ở xứ người.

Gắng gượng vượt khó, anh chủ động tìm gặp chủ nông trường xin nhận thêm việc. Từ lái máy cày, máy gặt, làm đất vô bầu, thu hoạch nông sản... cái gì Tuấn nói cũng đều làm được hết.

Thấu hiểu nỗi khó chung, chủ nông trường cũng thường cho Tuấn và mọi người gom thêm các loại nông sản dạt hoặc bị giập, bị sâu hư chút sau khi thu hoạch nhưng còn dùng được mang về.

Cuối tuần, anh cùng một số đồng hương khác trong vùng thường ra biển câu cá, xem như vừa giải trí vừa "tăng gia" cũng tiết kiệm được mớ tiền đi chợ.

Chín tháng, vượt chỉ tiêu xuất khẩu lao động cả năm

Theo thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), trên 111.500 người Việt Nam đã đi làm việc ở nước ngoài với gần 39.000 lao động nữ trong chín tháng qua.

Trong khi kế hoạch năm 2023 sẽ đưa 110.000 người xuất khẩu lao động. Mới chỉ chín tháng đã vượt chỉ tiêu xuất khẩu lao động của cả năm.

Nhật Bản tiếp tục là thị trường dẫn đầu tiếp nhận lao động Việt Nam qua làm việc với trên 55.000 người.

Tiếp theo là thị trường Đài Loan (Trung Quốc) với hơn 46.000 lao động, Hàn Quốc khoảng 2.500 người. Ngoài ra, lao động Việt còn làm việc tại Trung Quốc, Hungary, Singapore, Romania...

Là lao động tự do, chị Loan (35 tuổi) đang làm việc tại Malaysia cho biết trước đây công việc giúp việc, dọn dẹp nhà theo giờ mà chị làm luôn được các hộ dân săn đón, chào mời. Tuy nhiên từ đầu năm 2023 tới nay, chị chỉ làm cầm chừng, gần như thất nghiệp dài hạn.

"Có thể người dân bản địa không đến mức khó khăn, thất nghiệp nhưng ảnh hưởng của lạm phát, giá các mặt hàng tiêu dùng, chi phí khác tăng nên họ chủ động cắt giảm chi tiêu. Và việc đầu tiên họ cắt giảm chính là không thuê osin nữa mà tự tay dọn dẹp, làm việc nhà" - chị Loan nói.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài muốn về nhàNgười lao động Việt Nam ở nước ngoài muốn về nhà

Gần 500 người lao động Việt Nam hiện đang làm việc tại các nước khu vực Đông Nam Á, có đến 71% người khi được hỏi cho biết đang tích cực xem xét khả năng quay trở lại quê hương sinh sống và làm việc trong vòng năm năm tới.

Xem thêm: mth.80441159080113202-ohk-touv-ed-neit-nat-ueit-ihc-gnou-na/nv.ertiout

Comments:4 | Tags:No Tag

“Ăn uống, chi tiêu tằn tiện để vượt khó”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools